Nam Hải Huyền Môn: Blog https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog en-us (C) Nam Hải Huyền Môn [email protected] (Nam Hải Huyền Môn) Wed, 27 Sep 2023 15:11:00 GMT Wed, 27 Sep 2023 15:11:00 GMT Đạo sĩ nói 8 chữ Chân ngôn, Tưởng Giới Thạch suy ngẫm 24 năm cuối cùng chứng nghiệm https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2020/11/-o-s-n-i-8-ch-ch-n-ng-n-t-ng-gi-i-th-ch-suy-ng-m-24-n-m-cu-i-c-ng-ch-ng-nghi-m Đạo sĩ nói 8 chữ Chân ngôn, Tưởng Giới Thạch suy ngẫm 24 năm cuối cùng chứng nghiệm

 

 

image.png

Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu được ý tứ câu nói của Đạo sĩ. Tất cả điều này đều nằm trong dự đoán của các đạo sĩ, có lẽ đây là ý Trời.  

Sau chiến thắng, Tưởng Giới Thạch đã vội vàng đến Nam Kinh, và sau đó 4 năm, cuối cùng phải lui về cố thủ ở Đài Loan. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu được ý tứ câu nói của Đạo sĩ. Tất cả điều này đều nằm trong dự đoán của các đạo sĩ, có lẽ đây là ý Trời.

Tưởng Giới Thạch là một huyền thoại trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Ông là người Phong Hóa, Chiết Giang. Sau khi du học ở Nhật Bản, ông về nước làm việc chăm chỉ ở Thượng Hải, lên tàu ở Quảng Châu, mở trường quân sự Hoàng Phố, chiến đấu chống lại quân phiệt phương Bắc, chống và tiêu diệt cộng sản, chống Nhật... Tưởng Giới Thạch chính là một nhân vật lẫy lừng như vậy ở Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch đã từng đến Thánh địa Đạo giáo ở núi La Phù huyện Bác La, thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, ông đã nghỉ lại ở đó và để lại một số câu chuyện mang đậm sắc thái truyền kỳ.

 

Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1925, khi Chính phủ Quốc dân đảng Quảng Châu quyết định thực hiện cuộc Viễn chinh phía Đông lần thứ hai nhằm tiêu diệt hoàn toàn các thế lực quân phiệt ở tỉnh Quảng Đông, Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố và là Tổng tư lệnh của cuộc Đông chinh, vì cuộc Đông chinh lần thứ 2 này nên đã đến Huệ Châu. Có lẽ vì vào giai đoạn quan trọng của cuộc đời, Tưởng Giới Thạch đã đến núi La Phù để nghỉ ngơi và vấn Đạo.

"Tô Lao Quán ký" từng ghi chép: "Thắng tích của ngọn núi hội tụ ở 3 ngọn núi Song Kế, Phù Trúc và Bồng Lai; Thắng cảnh của ba đỉnh núi hội tụ ở các Đạo quán". Tô Lao Quán tọa lạc ở nơi sâu nhất của núi Phù Sơn, tầng tầng dãy núi bao bọc Đạo quán, sâu thẳm, trang nhã và yên tĩnh. Bên trong và bên ngoài Đạo quán đầy những dấu tích cổ xưa, thắng cảnh như sao trời, và là bảo địa cầu phúc lành.

Đạo sĩ nói 8 chữ Chân ngôn, Tưởng Giới Thạch suy ngẫm 24 năm cuối cùng chứng nghiệm
Tưởng Giới Thạch và đạo sĩ núi La Phù. 

Đầu tiên Tưởng Giới Thạch đến Đạo quán cổ Xung Hư, nhưng sau khi nhìn thấy Tưởng Giới Thạch, Đạo trưởng của Xung Hư Quán đã nói: "Đạo gia chúng tôi coi trọng sự hợp tác giữa con người và sự linh thiêng. So với Xung Hư Quán thì linh khí của Tô Lao Quán phù hợp với anh hơn". Theo lời của đạo sĩ, Tưởng Giới Thạch lại đến Tô Lao Quán và nói chuyện với Đạo trưởng ở đó suốt một đêm, cuối cùng rút thăm, Đạo trưởng giải thích rằng: “Thắng bất ly Xuyên, bại bất ly Đài”. Tưởng Giới Thạch muốn thỉnh Đạo trưởng giải thích cụ thể, Đạo trưởng chỉ nói: "Thiên cơ bất khả tiết lộ".

Diễn biến của lịch sử đã chứng thực Thần cơ diệu toán của Đạo sĩ, mà lúc bấy giờ Tưởng Giới Thạch không hiểu nổi. Năm 1937 sau khi chiến tranh chống Nhật bùng nổ, Tưởng Giới Thạch không còn cách nào khác phải dời đô về Trùng Khánh và Tứ Xuyên. Trùng Khánh, Tứ Xuyên vào thời đó đều nằm trong một khu quản hạt, thể nói là một khu. Chính tại nơi này Tưởng Giới Thạch lập công giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Nhật, đã ứng nghiệm với 4 chữ đầu của Đạo sĩ. Sau chiến thắng, Tưởng Giới Thạch đã vội vàng đến Nam Kinh, và sau đó 4 năm, cuối cùng phải lui về cố thủ ở Đài Loan. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu được ý tứ câu nói của Đạo sĩ. Tất cả điều này đều nằm trong dự đoán của các đạo sĩ, có lẽ đây là ý Trời.

Vị Đạo trưởng này chính là Ngưỡng Độ tiên sinh, xưng là truyền nhân 80 đời của Quỷ Cốc Tử. Có một điều đáng tiếc là cả đời Ngưỡng Độ tiên sinh không bao giờ nhận đệ tử, tương truyền ông có để lại một quyển sách "Ngự thế chế nhân lục", nhưng nó đã bị thất lạc từ lâu, nhiều học giả Nhật Bản thậm chí đã tìm kiếm rất lâu mà không phát hiện ra, phải nói là rất đáng tiếc.

Trung Hòa

 

]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2020/11/-o-s-n-i-8-ch-ch-n-ng-n-t-ng-gi-i-th-ch-suy-ng-m-24-n-m-cu-i-c-ng-ch-ng-nghi-m Sat, 28 Nov 2020 18:08:49 GMT
Tìm về chú đại bi https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/t-m-v-ch-i-bi Lúc nhỏ thì tôi tin lắm...
 
 

- Nhập đề lung khởi:

 Nhà tôi trước kia ở trên mặt đường ngay đầu một con hẻm nhỏ dẫn từ đường Cô Bắc sang tới cuối đường Đề Thám cận với đường lớn Trần Hưng Đạo. Tuy là xóm hẻm nhưng theo tôi nhớ cũng có trên 100 ngôi nhà chen chúc nhau vào lúc ấy. Xóm càng nghèo càng đông là chuyện thường thấy ở khắp nơi, mà có người thì có những lễ nghi của quan hôn tang tế. Chuyện bắt đầu từ lúc nào thì tôi không nhớ nhưng hễ trong xóm có người qua đời do tuổi tác, bệnh tật, nạn tai hay chiến tranh thì đều mượn trước cửa nhà tôi đặt quan vì đó là chỗ trống rộng rải duy nhất để mọi người tụ họp. Tiếng khóc, nhạc đám ma, người đến điếu viếng an ủi, kẻ góp nhặt phúng góp giúp tang gia. Ma chay dĩ nhiên phải rước thầy về làm lễ cầu siêu, hòa lẫn trong tiếng mõ đêm khuya, tiếng chuông khánh sáng là giọng trầm bổng u oán của các thầy với những từ ngữ lạ hoắc đại để như " bà dô bà ra, lật y mông" mà tôi chẳng hiểu gì ở lứa tuổi đó. Có lần, sau buổi tụng tôi có đánh bạo hỏi thầy và sau này trên đường đời với nhiều vị thầy khác nữa thì được trả lời gần gần như nhau.

" Đó là chú của nhà Phật, bất khả tư nghì không thể nghĩ bàn, nói ra thì mất đi sự linh ứng. "

Lúc nhỏ thì tôi tin lắm.

  ( Thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp )
 

- Dẫn nhập:

NGÔN NGỮ là tiếng nói của một nhóm người, khảo cứu ngôn ngữ qua 3 khía cạnh chuyên môn như hình thái (forms), ngữ nghĩa (meaning) và ngữ cảnh (context) là chuyện của các nhà chuyên môn Linguistic, tôi chỉ hiểu đơn giản rằng có tiếng nói thì có ÂM THANH. Loại âm thanh, đơn hay đa, trầm hay bổng đó (hình thái ) được một nhóm người đều đồng ý đặt định cho sự vật gì hữu hình (cảnh) hay một loại tâm trạng xúc cảm vô hình nào (nghĩa). Tóm lại, tiên quyết của ngôn ngữ là tiếng động là âm thanh. VĂN TỰ là chữ viết, phân tích cùng khắp rồi cũng chỉ đến kết luận là hình thức " ký hiệu hay lối vẻ lại âm thanh " để người có cùng kiến thức được đặt định như nhau có thể phát ra tiếng đó hoặc âm thanh đó.

- Vào bài:

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi được biết thêm bài chú các thầy thường tụng đó có tên gọi rất dài là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni do ngài bồ tát Quán Thế Âm tuyên chú trước hội các chư Phật chư Bồ tát. Không mang ý nghĩa thiên lệch riêng tư nào, khi tìm hiểu thêm, chúng ta thấy xuất thân ngài Quán Âm không như đức Phật Thích Ca hoặc như chư thánh tăng sau này. Ngài chỉ hóa hiện ra trong kinh điển đại thừa và trong các tượng thờ an vị nơi các chùa mà không có chứng cứ nào cho thấy ngài xuất hiện trong thế gian thực tại này. Nói cho rõ hơn, ngài không có một lý lịch rõ rệt về quê quán, cha mẹ, nơi tu đạo, lúc mất hoặc xá lợi gì để lại cho chúng sanh phàm trần. Ngài chỉ xuất hiện trong kinh điển bắc tông và mãi linh ứng khi còn có người tụng niệm. Bài chú Đại Bi lúc đầu được ghi chép bằng văn tự Sanskrit hay còn gọi là bắc Phạn. Các nhà ngôn ngữ học ngày nay tìm thấy nhiều tài liệu để chứng minh rằng Sanskrit thuộc hệ ngôn ngữ Indo-Iranian và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ Indo-European nguyên thủy lúc đầu. Rất nhiều các từ của Âu Châu và Anh ngữ ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit hay nói như các nhà Linguistic thời đại này thì Sanskrit is the root of all languages. ( Sanskrit là rể nguồn của nhiều nền ngôn ngữ khác ). Điều này dĩ nhiên dấy lên làn sóng tranh cãi giữa các chú Âu Châu và các cụ Á Châu nhưng không thuộc về phạm vi bài biết này.

https://mutiny.wordpress.com/2007/02/09/sanskrit-mother-of-european-languages-says-prof-dean-brown/

Trở lại với Trung Hoa vào thế kỷ thứ bảy khi mà đại sư Huyền Trang thỉnh tam tạng kinh điển từ Thiên Trúc về. Sau đó, tuy ốm đau và lớn tuổi, ngài đã ra sức dịch thuật và giới thiệu đến hậu thế cùng với công phu bao đời của các vị uyên thâm sau như ngài Nghĩa Tịnh v.v... để có phần Hán Tạng phong phú hiện nay. Trước ngài Huyền Trang, cũng đã có những vị như Ngài Cưu Ma La Thập, ngài Bồ Đề Lưu Chi, nhưng phần dịch thuật của các ngài lại không được đón nhận nhiều.

- Đặt vấn đề:

Vậy ta được biết, bài chú mà chúng ta tụng niệm hàng ngày trước tiên có xuất xứ từ Sanskrit bắc Phạn, sau đó được dịch sang Hoa ngữ và cuối cùng được dịch sang tiếng Việt Nam. Nhưng dịch làm sao mà ta không hiểu một câu nào? thậm chí đến một chữ cũng không. Vấn đề ở đâu? và tại sao ta cần phải hiểu nghĩa lý trong đó, mọi người trì tụng rầm rì cả ngàn năm nay có sao đâu? Còn nhớ trước năm 75 chúng ta được đọc các tác phẩm văn chương của Nga, Đức, Nhật v.v... qua các bản dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh của các dịch giả Việt Nam mà vẫn hiểu rỏ ràng từng câu từng chữ. Tuy người Pháp cho rằng traduire c'est trahir - dịch tức là phản, nhưng nếu cho rằng dịch một ngoại ngữ từ một ngoại ngữ thứ hai hoàn toàn không thể hiểu được thì thiếu phần chính xác ở đây. Bằng chứng rỏ ràng là ta đọc và hiểu được qua tiếng Việt các tác phẩm như " chiến tranh và hòa bình "  "bác sĩ Zhivago"  " câu chuyện dòng sông" v.v...

- Suy diễn vấn đề:

Dịch thuật theo tôi chỉ là giải thích sự biến đổi âm thanh từ HÌNH THÁI quy định trước của nhóm người này qua một loại HÌNH THÁI âm thanh quy định của nhóm người khác sao cho họ (2 nhóm ngoại nhân) cùng hiểu phiên phiên như nhau về NGHĨA và CẢNH. Nhưng nếu trong ngôn ngữ của nhóm này không có loại âm thanh đó thì sao?  Do đó, từ sự phiên dịch chúng ta có thêm việc phiên âm là lối phát ra âm lơ lớ tạo ra được âm thanh gần như của phía bên này nhưng không có nghĩa cảnh gì của phía bên kia.

Thí dụ dễ hiểu và gần với chủ đề bài này nhất tôi xin tạm dùng các chữ ngoại quốc như Washington - France - Italy - Turkey v.v... chẳng hạn.

Ngày nay, chúng ta nhìn văn tự trên (vốn là ký hiệu theo Latin Alphabet) thì có thể đọc thẳng các từ trên do đã từng được học cách "vẻ lại đúng âm thanh". Nhưng với người Trung Hoa cổ đại thì không thể được, trước hết họ không được huấn luyện để đọc ra các ký hiệu đó, tiếp nữa âm thanh của họ không có những hình thái đó để họ vẻ lại.

Như có đề cập ở trên, không phiên dịch được thì họ đành phải phiên âm, tức là mượn những ký hiệu nào có âm thanh gần gần phiên phiên lơ lớ như vậy để vẽ lên mà không mang bất cứ Nghĩa hay Cảnh nào trong trường hợp này. Đây là hình vẽ lên các âm thanh trên và âm người Trung Hoa có thể phát ra mà ký hiệu alphabet ghi lại được:

华盛顿   huá shèng dùn   法蘭西  fa lang xī    意大利  yì dà lì    土耳其  tu ěr qí

Khi vẽ như vậy, người Trung Hoa có thể đọc lên các từ trên rất gần với nguyên âm, nhưng khi mặt chữ Hán Tự di dời sang đến Việt Nam thì được chuyển đổi thành Hán Việt có cùng hệ thống và nội dung hình thái - ngữ nghĩa - ngữ cảnh như bên Trung Hoa nhưng lại có lối phát âm địa phương khác nhau. Điều này cũng không khó hiểu lắm khi Trung quốc có khoảng 300 thổ âm khác nhau trên cùng một chữ viết từ khi nhà Tần thống nhất. Mãi đến gần đây đã được lối chữ bính âm hay dễ hiểu hơn là một lối vẻ mới đơn giản hơn dần thay thế lối vẻ phồn thể nhiều nét. Tuy vậy, một chữ viết ra của Hán ngữ vẫn như trên có gần 300 âm địa phương phát ra 300 âm thanh khác nhau. Hệ Hán-Việt khi đọc Hán tự lại có các âm khác rất nhiều so với âm Hán-Trung nên chúng ta đọc nên các âm sau đây:

华盛顿  Hoa Thịnh Đốn   法蘭西  Pháp Lan Tây  意大利  Ý Đại Lợi  土耳其 Thổ Nhỉ Kỳ

Dĩ nhiên, những âm trên hoàn toàn là tối nghĩa, không mang một ý thức hay ý tứ nào, nó chỉ giúp ích cho người Trung Hoa mượn đọc các âm ngoại khác mà không dùng cho người Việt đọc lên mang theo một ý nào. Không thể nào dịch Washington là nơi hoa khốn đốn rơi thịnh đầy , không dịch được France là hoa Lan trồng theo phương pháp ở hướng tây v.v... 

Cuối cùng, chỉ có hành động từ một phiên dịch chuyển thể sang một phiên dịch khác là rỏ ràng và sáng nghĩa, ngược lại ta cũng thấy được sự vô ý sự cẩu thả hay nói nặng hơn là hành động mông muội của việc lấy phiên âm từ một ngoại quốc chuyển sang một loại phiên âm khác hay từ phiên âm chuyển sang phiên dịch càng tệ hại hơn. Người xưa có nói, làm thầy thuốc phạm sai lầm thì giết một mạng người, làm chính trị sai lầm giết một dân tộc nhưng làm văn hóa sai lầm thì giết cả một thế hệ. Những bài kinh Phạn được mượn âm thanh phiên âm lơ lớ vô nghĩa sang tiếng Hán-Trung rồi lại đọc qua thổ âm lần thứ nhì qua Hán-Việt, cuối cùng chép xuống bằng mẫu tự Latin thành ra một đạo kinh văn không hồn không phách. Đây không những là giết một vài thê hệ mà trên ngàn năm qua đã giết cả một nền đạo học tâm linh của biết bao thế hệ người Việt. Tệ hại nhất, là hàng tăng chúng với kỹ thuật hiện đại ngày nay lại không tìm hiểu nghiên cứu để phục hồi lại ý tưởng thâm diệu ban đầu của kinh tạng. Chẳng những vậy, y cứ trên hàng cư sĩ không hiểu rõ đạo, các thầy giảng dạy tùy hứng, tùy tâm trí sở kiến của các thầy đến với người nghe rõ ràng là đem hạ kinh điển chư Phật xuống ngang hàng với kiến thức không thể nghĩ bàn của bản thân mình. Cho đến những bậc thầy tổ cận đại như đại lão hòa thượng Tuyên Hóa đức cao vọng trọng bên Trung hoa còn vậy hà huống chi các thầy VN? Gần đây nhất nếu có ai xem qua DVD Vân Sơn 37 in the Kingdom of Cambodia sẽ thấy bài chú đại bi bản phiên âm lơ lớ tối nghĩa tiếng Hán lại được truyền sang qua các sư thầy chùa Miên và một lần nữa các thầy bên đó dùng ký tự ngoằn ngoèo của mình để "vẽ lại âm thanh (Việt) của một loại âm thanh (Hán-Việt) biến thể từ một loại âm thanh vô nghĩa do phiên âm (Hán -Trung) ghi xuống từ một âm thanh gốc ( Sankrist) mà chính những người ghi chép đầu tiên cũng không hiểu đó là gì". Tự hỏi, bao nhiêu thế hệ qua và tiếp nối, dựa vào đó tu học được điều gì ngoại trừ gạt người gạt chính mình để khỏi mang tiếng không biết, cứ một câu phán: bất khả tư nghì - càng tăng thêm độ nhiệm mầu của câu chú là xuôi. Phật pháp thậm thâm vi diệu cứ như thế được một số tăng chúng vô minh lợi dụng. Sau đây, tôi sẽ dùng một câu rút từ bài chú đại bi bằng tiếng Sanskrit với các phiên dịch qua tiếng Anh tiếng Việt tiếng Trung cùng với các phiên âm của Hán-Trung và Hán Việt để chúng ta dễ dàng theo dõi và nắm giữ mạch của bài viết cũng như xin quý vị chú ý nhất vào phần phân câu và ngắt đoạn, do trước đây khi phiên âm không hiểu lời kinh nên người Trung Hoa đã ngắt thành 84 câu với những lời giải thích mơ hồ, lời chú nghĩa hoàn toàn sai nguyên nghĩa và còn sai quấy hơn trong việc y vào 84 câu mà chế bậy xuất tượng ra 84 hóa thân của đức Quán âm mà mỗi câu là một hình tướng hóa hiện khác nhau trong khi nguyên văn vốn chỉ có 36 câu.

Cũng để ý thêm người Hoa không có dùng các âm như R , V  và nhầm lẫn trong phát âm R , L ,N v.v...

 

Sanskrit : Namo ratna-trayāya Namo  āriyā - valokite - s'varāya

Hán Trung văn tự: 南無 喝囉怛那哆囉夜耶 南無 阿唎耶 婆盧羯帝 爍缽囉耶

Hán-Trung âm: nā mo hē là dá nà duō là yè yé nāmo a lī yé wó lú jié dì shuò bō là yé

Hán Việt âm: Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da Nam Mô A Rị Da Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da

 

Tìm hiểu nghĩa của từng phần đoạn cổ kinh trên, ta lần lượt hiểu ra:

Namo: hay còn được viết hoặc phát âm là Namah hay Namas có nghĩa là Thành kính hướng về...

Ratna: là châu báu quý giá hay còn được gọi là Bảo theo Hán Việt

Tra: từ gốc có nghĩa là ba hay Tam của Hán Việt, ở đây chúng ta nghe thấy các âm Tri của Latin, Tres của Tây Ban Nha, Trois của Pháp hay Three của Anh Ngữ.

Trayaya ở đây có nghĩa là thể trạng 3 không tách rời nhau.

Ariya: là đấng thanh khiết, đấng huệ trí

Valokite còn đọc là Avalokite có nghĩa là sự tự tạiS'varāya hay còn đọc là s'varay (sound) chứ không phải là svaha (hail) có nghĩa là âm thanh (sound) chứ không có nghĩa là một lời chào mừng (hail) như nhiều người lầm tưởng.

 

Vậy nguyên văn của Namo ratna-trayāya Namo āriyā valokite s'varāya có nghĩa hết sức rỏ ràng là Thành kính hướng tâm đảnh lễ ngôi Tam Bảo, thành kính hướng tâm đảnh lễ đấng tự tại và âm thanh.Ta biết thêm do từ danh hiệu của ngài Avalokite Svaraya mà người Trung Hoa tôn ngài là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm hay Quán Âm. Cũng xin nói rõ thêm, danh từ Svaraya Quán Âm được thêm vào kinh điển sau thế kỷ thứ bảy chứ trước đó chưa hề xuất hiện. Có thể tín ngưỡng dân gian thiên hạ thấy ngài tự tại quá không được nên mới giao cho việc quán sát âm thanh để cứu độ chúng sanh. Dưới đây là toàn bộ bài Chú đại bi với âm Hán Việt và lời chú giải, phần viết đậm nhạt vốn chỉ là ngắt câu cho mỗi nghĩa, nhưng được viết chung để nối ý vào nhau. Chữ đen là nguyên bản tiếng Phạn, chữ xanh là âm Hán Việt đọc theo chữ Hán phiên âm (nên vô nghĩa) từ tiếng Phạn và chữ đỏ là nghĩa chính dịch từ Phạn văn qua Việt Văn



Câu 1​

Namo ratna-trayāya Namo āriyā-valokite-s'varāya
Nam Mô  Hắc Ra  Đát Na Đa Ra Dạ Da

( thành kính đảnh lễ ngôi tam bảo )
Nam Mô  A Rị Da   Bà Lô Yết Đế  Thước Bát Ra Da

( thành kính đảnh lễ đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )

Câu 2

Bodhi-sattvāya Maha-sattvāya Mahā-kārunikāya
Bồ Đề tát đỏa bà da ma ha tát đỏa bà da ma ha ca lô ni ca da
( bậc bồ tát giác ngộ hữu tình - bậc đại sĩ - bậc đại bi tâm )

Câu 3

Om sarva rabhaye sudhanadasya
Án Tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả
( tán thán việc quy y nhất thiết thánh chúng và chánh pháp tùy thuộc ) 

Câu 4

Namo skritva imam āryā-valokite-s'vara ram dhava Namo narakindi hrih
Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà Nam mô na ra cẩn trì hê rị
( Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng Quán tự tại quán âm đại từ tâm địa tiếp đến thành kính đảnh lễ bậc đại chí thánh, bậc hiền thiện tôn giả )

Câu 5
Mahā-vadha-svā-me 
 ma ha bàn đa sa mế
( Phóng ra ánh sáng đại quang minh )

Câu 6
Sarva-arthato-s'ubham ajeyam Sarva-sata
Tát bà tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng Tát bà tát đa na ma bà tát đa
( khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu vô tỷ bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh.)

Câu 7
Namo-vasat Namo-vāka mavitāto
na ma bà tát đa Na ma bà dà Ma phạt đạt đậu
( từ đó, hướng tâm đảnh lể quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng tử mà Trời và người đều hằng mong thân cận.)

Câu 8
Tadyathā: Om avaloki-lokate-
đát điệt tha  Án. A bà lô hê Lô ca đế
( Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại )

Câu 9 & 10
karate-e-hrih Mahā-bodhisattva  Sarva sarva Mala mala
Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra
( từ người phát đại bi tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn. )

Câu11 & 12
Mahi Mahi ridayam   Kuru kuru karmam .
Ma hê ma hê rị đà dựng
( phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp)

Câu 13 & 14
Dhuru dhuru vijayate Mahā-vijayati  Dhara dhara dhrinis'varāya
Cu lô cu lô yết mông Độ lô đồ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà la đà ra Địa rị ni Thất Phật ra da
( mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thắng lên được, phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mảnh tự tại)

Câu 15
cala cala mama vimala muktele
Giá ra giá ra Mạ mạ phạt ma ra Mục đế lệ
( lâu dần khiến cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm )

Câu 16 & 17
Ehi ehi s'ina s'ina ārsam prasari  vis'va vis'vam prasaya .
Y hê di hê Thất na thất na Ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da
( nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp hởi vị Pháp vương tử chủ của hòa bình

Câu 18 & 19
Hulu hulu mara  Hulu hulu hrih
Hô lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê lỵ
( tiếp tục tu hành , tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm - thanh tẩy thân tâm )

Câu 20 & 21

Sara sara Siri siri Suru suru  Bodhiya Bodhiya Bodhaya Bodhaya​
Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ Bồ đà dạ bồ đà dạ
(Kiên cố lên, dũng mãnh lên, rực rỡ lên không thôi không gián đoạn. Giác ngộ, giác ngộ mau hỡi người có căn cơ chứng giác.

Câu 22 & 23 &24
Maitreya narakindi  dhrish-nina bhayamana svāhā  Siddhāya svāhā
 Di đế lỵ dạ Na ra cẩn trì Địa rị sắc ni na Bà dạ ma na Ta bà ha Tất đà dạ Ta bà ha
( với tâm đại từ đại bi khi người đã thành tựu, có được danh tiếng cũng do tâm từ bi đó )

Câu 25 & 26 & 27
Maha siddhāya svāhā  Siddha-yoge-s'varaya svāhā Narakindi svāhā
Ma ha tất đà dạ Ta bà ha Tất đà dũ nghệ Thất bàn ra dạ Ta bà ha Na ra cẩn trì Ta bà ha
( thành tựu do tâm đại từ bi phát ra, thành tựu trong việc giải thoát  tương ứng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh )

Câu 28 & 29 & 30
Māranara svāhā S'ira simha-mukhāya svāhā Sarva mahā-asiddhaya svāhā
 Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra tăng a mục khê da Ta bà ha Ta bà ma ha a tất đà dạ Ta bà ha
( thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu ai có thể sánh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc )

Câu 31 & 32
Cakra-asiddhāya svāhā Padma-kastāya svāhā.
 Giả kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Ba đà ma kiết tất đà dạ Ta bà ha
(thành tựu không ai sánh trong chuyển Pháp luân , thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp )

Câu 33 & 34
Narakindi-vagalāya svaha  Mavari-s'ankharāya svāhā
 Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ Ta bà ha Ma bà rị thắng yết ra dạ Ta bà ha
( thành tựu trong việc trở thành đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tính nhiệm cho mọi người )

Câu 35
Namo ratna-trāyāya Namo āryā-valokite-s'varaya svāhā
 Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị da Bà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha
( thành kính đảnh lễ ngôi tam bảo, thành kính đảnh lễ đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )

Câu 36
Om Sidhyantu mantra padāya svāhā
Án. Tất điện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha.
( tuyên chú: hiệp nhất các thành tựu trên viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chân ngôn này)

- Kết:
Bài viết này sẽ khiến mất lòng nhiều người, tôi nhận thức được điều này trước khi ngồi viết ra. Một việc cả ngàn năm mặc nhiên được mọi người nhìn nhận thì không thể chỉ trong khoảnh khắc với vài trang giấy thì có thể thay đổi được giá trị và ý nghĩa của nó.
Tôi viết để ... chơi với tôi, với những ai muốn chơi theo.
Tôi không chơi với anh Trung Hoa chuyên gia lừa gạt từ vật chất đến tín ngưỡng và tâm linh.
Tôi không treo 84 bức tranh Tàu vẽ hóa thân các vị tiên Trung Hoa và gọi là Quán Thế Âm.
Dịch thuật của tôi còn nhiều sai sót nhưng ít ra tôi không tụng lảm nhảm " bà dô bà ra " và nghe dạy cứ tin là được vì đức Phật không hề dạy ta những điều đó.
Cuối cùng, ai không thích xin hãy ... bất khả tư nghì.

Huỳnh Bá Hinh 2015.


 
]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/t-m-v-ch-i-bi Thu, 18 Apr 2019 16:33:44 GMT
Hỏa Hậu 火 候 & Tam muội chân hỏa 三 昧 眞 火‏ https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/h-a-h-u-tam-mu-i-ch-n-h-a

Hỏa Hậu 火 候

Người tu luyện theo Đạo gia thường nghe nói đến hỏa hầu và khi cần giải thích thường luận bàn cũng như chế tác theo những vọng ý mông lung. Vì thế, thật khổ cho người học sau càng rơi vào những phóng tâm xa rời chân thể thực trạng mà tâm ý người xưa gợi lên.

Hỏa là lửa, điều đó ai cũng biết.
Hậu không phải là Hầu như thường nghe, nguyên nhân do quá nhiều tôn sư hoặc không truy tầm cổ thư Hán Văn hoặc chỉ quanh quẩn tự xét tâm đắc nơi bản thân mình hoặc tệ hơn do mê lầm chốn truyện phim kiếm hiệp mà tạo ra những thuyết pháp siêu nhiên mơ hồ như là chân dương khí, nội công thượng thừa, lữa công tâm, tâm phục hỏa chân khí  v.v...
Thật ra, Hậu ở đây có nghĩa là tình thế hoặc tình trạng, Hỏa Hậu là từ chuyên môn của Huyền Gia Đạo Sỹ gợi ý từ tượng hình của thế lửa trong lò. Không phải toàn vẹn học thuật Đạo Gia vốn chỉ là tượng hình gợi ý sao?  Dịch?  Hà Đồ Lạc Thư ? v.v...

Bước đầu của người hành Đạo bao gồm tu và tập:
Tu là sửa những sai sót nơi mình. Luôn mang tâm trạng tịch dịch nhược từ sáng đến tối vẫn xem chừng thận trọng hành vi bản thân.
Tập cần một quá trình thời gian rất dài từ người mới tập tành chưa thuần thuộc cần phải ...
Tập bổ xung nhửng khiếm khuyết,
Tập chắp nối liên hệ các điều cần học,
Tập ghép lại các điều đó thành hệ thống dung hòa lẫn nhau, sau đó mới
Tập học đi học lại chồng lên nhiều lần lớp cho thành
Tập kiến 習見 quen thuộc thành thạo đến khi có thể tuyên cáo
Tập mọi sự cố gắng đã viên mãn hoàn thành.

Chúng ta thấy một chữ Tập rất đơn giản khi được viết ra với ít nhất 6 ý nghĩa thời gian khác nhau như lập trình một quẻ Dịch trong 6 giai đoạn đó lại không đơn giản chút nào trên con đường kham khổ của hành giã tu đạo. Quá trình tu trì tuần tự đó, Đạo Tổ tượng theo hình mà ví như tình thế lửa trong lò khi suy xét có trước sau, nhanh chậm, tiến thoái, được mất. Người đang Tập thường phạm vào sai lầm của giai đoạn Tập đáng lẻ đi trước lại đến sau, đúng ra đi sau lại tới trước, cần nhanh lại chậm, phải chậm lại nhanh, tiến thoái lầm lẫn nhau, mạnh yếu bất phân.

Cho nên nói dụng công hỏa hậu là dụng công của thời gian trong quá trình học tập không ngưng nghỉ, đặt nó trở về đúng vị trí của Trung và Chính.
Cái đáng trước (nghiêm bên trong) trở về với trước, đáng sau (phòng bên ngoài) về với sau là Đạo; lấy đáng nhanh (khi dụng công) phải nhanh, đáng chậm (khi ôn dưỡng) thêm chậm làm mực độ là Đức; lấy đáng tiến (khi Dương chưa đủ) cần tiến thêm, đáng thoái (khi Âm sản sinh) nên chế thoái làm hành vận tùy thời là Dụng.

Đó mới là thực nghĩa của Hỏa hậu.
 
 
SMXLL
 
Tam muội chân hỏa 三 昧 眞 火‏
 
Trước khi tìm về nghĩa chân thực của loại lửa tam muội chân hỏa này, chúng ta nên xem xét đến vài phiên bản được rao giảng từ các tông sư, chúng tôi chỉ xin trích ra một ít:

-  Tôi thiền Lửa Tam Muội
   Theo vòng quay Luân Xa,
   Thu năng lượng Trời - Đất,
   Mãi tận dải Thiên Hà.


- Một trong những loại Tam Muội đó có tên là Hỏa Diệm Tam Muội, hay còn gọi là Hỏa Sanh Tam Muội, cũng gọi là Hỏa Quang Tam Muội, tức là loại đại định tung ra lửa. Ðức Phật cũng đã từng nhập pháp Tam Muội nầy, từ trong thân ngài xuất ra thứ lửa mạnh để hàng phục giống rồng độc.

- Lửa Tam Muội là nhiệt, song đây không phải là thứ nhiệt thông thường, mà là Tâm Nhiệt (psychicheat).
 
 
- Tâm là quân hỏa, nên gọi là thượng muội
   Thân là thần hỏa nên gọi là trung muội
   Bàng quang là dân hỏa nên gọi là hạ muội
Tam khí tụ nên sinh ra lửa gọi là lửa Tam Muội.
 
 - Hãy thử tưởng tượng giữa mùa đông giá rét, khoảng âm mười độ, ngồi trong một động đá cao vào ngàn thước so với mặt biển, chỉ mặc đơn sơ một cái áo mỏng, vì họ biết phương pháp luyện lửa tam muội.
Lửa Tam muội nghĩa là một ngọn lửa huyền bí, hay một năng lực bên trong, có nhiều trình độ khác nhau. Người Tây Tạng nghiên cứu phương pháp này rất thấu đáo, biết rõ tính chất, công dụng và hiệu quả của nó.
Đại khái, người ta dùng hô hấp kích động các bí huyệt trong cơ thể, để lúc nào cũng cảm thấy ấm áp như được khoác một bộ áo dày, mà người Tây Tạng gọi là “mặc áo tiên”. Ngoài ra, còn phải biết cách nhập định, để cảm thấy thân tâm thoải mái, an lạc, dễ chịu mà họ gọi là “sống trong tiên cảnh”. Cao hơn nữa, hành giả hướng dẫn lửa đó theo thần mạch lên đỉnh đầu, để phát huy các quyền năng đặc biệt, mà họ gọi là “Nhập Tam muội”.
Cũng như khinh công, luyện lửa tam muội là một phương pháp bí truyền, phải có thầy chỉ dẫn, chứ không thể học theo sách được. Vị thầy phải đã luyện thành công lửa Tam muội, để biết rõ các nguy hiểm trên đường tập luyện, vì một sai lầm có thể đưa đến điên loạn hay tử vong. Hành giả phải có một thân thể cường tráng, mới có thể khắc phục được những khó khăn vật chất trong bước đầu.


Tuy hiểu biết của người viết có hạn, cũng xin thêm phần đóng góp riêng về lửa tam muội tạo thêm chút ấm áp sưởi ấm mùa đông năm nay.

Tam muội chân hỏa vốn không xuất phát từ tiếng Trung nên không mang hàm nghĩa của tiếng Hán. Nguyên nghĩa của nó Samadhi Dhyāna (phát âm theo bắc Phạn Sanskhrit) hoặc Samatha Jhāna  ( phát âm theo nam Phạn Pali ) xuất phát từ Thiên Trúc Ấn Độ mà ngay cả Bà La Môn Giáo và Phật Giáo xưa nay đều chịu ảnh hưởng.
Để đọc được chử này người Trung Hoa phải dùng đến lối phiên âm từ chử Trung viết như thế này 三 昧 để đọc Samadhi, người Việt dĩ nhiên không đọc theo âm Trung như người Tàu mà theo phát âm Hán Việt để đọc, kết quả là sinh ra chữ có cái xác thật tối nghĩa là Tam Muội để sau này các đạo sư thêm phần hồn cho Tam là 3 và Muội là loại siêu nhiệt lượng Chân Hỏa.

Samadhi theo Phạn văn nghĩa là trạng thái của Định, một trạng thái của ý thức trong đó hành giã không bị ảnh hưởng bởi những nghi loạn và cám dỗ của tâm tà kiến bất thiện. Trong trạng thái này, tâm trí đã trở thành như nhất, ổn định và khả năng tập trung được tăng cường rất cao tùy theo sự tập trung tâm trí khiến độ thâm sâu ngày càng tăng. (nội)
Dhyāna theo Phạn văn hàm nghĩa là thiêu đốt, mang hình tượng ngọn lửa nhưng lửa ở đây không thuộc về tứ đại vật chất đất-nước-gió-lửa mà là lửa tinh thần của minh trí sáng suốt để thiêu đốt các chướng ngoại từ ngoài xâm nhập vào tâm như tham ái ngũ dục, sân hận, hôn trầm, hoài nghi, phóng đảng qua sự điều phục ở ngũ căn con người (ngoại). Như trên, người Trung Hoa viết 禪那  để đọc Dhyana mà kết quả chúng ta theo Hán Việt đọc là Thiền Na, người Nhật phiên âm theo 禅定 đọc là Jhaana và Âu Mỹ âm theo Nhật đọc và viết là Zen. Lâu dần, người ta đơn giản loại bớt chữ Na vắn tắt gọi là Thiền cho ra vẻ...thiền. (ngoại)

Những bài kệ xưa cho thấy vẫn dùng Thiền Na làm thuật ngữ, như bài kệ cảnh tỉnh những thiền si chỉ biết suốt ngày ngồi nhập định:
Khi sống không nằm
Khi chết không ngồi
Một tấm xương khô
Có gì là gọi Thiền Na.

Vậy Samadhi Dhyana như loại thuốc Đông Y trong uống ngoài thoa, có hiệu quả tạo ra sự kiên cố kết hợp từ một nội tâm an định và ngoại trí thiêu sáng vững vàng chống lại những cạm bẩy tham sân si của dục giới thế gian. Samadhi Dhyana vì thế nhà Phật gọi là Thiền Chánh Định.

Từ Thiên Trúc đi nữa vòng đến Hoa Hạ, rồi từ Trung Thổ qua đến Việt Nam, ý nghĩa giải thoát của trí tuệ đại định trở thành một ngọn lửa nội công tâm pháp của giới võ học, chen vào lẩn lộn tạng phủ của đông y học, lên cao nữa đến Khí năng lượng của giới huyền học và tận cùng là không biết gọi là gì của giới huyễn sư.

Tĩnh Ngạn Huỳnh Bá Hinh
]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/h-a-h-u-tam-mu-i-ch-n-h-a Thu, 18 Apr 2019 02:37:04 GMT
Phi lộ https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/phi-l Bài này được trích ra từ email viết vui trong nhóm để chia xẻ với nhau những bước đã và đang đi của NHHM, nhận thấy rằng nội dung rỏ ràng nên xin được phép xem như là hành trang đi đường của nhóm.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

 NHHM trình làng từ năm 2010, tuy đã là thành viên, đã là anh chị em với nhau mà hình như có nhiều chuyện còn mù mờ chưa thông.  Trong số những cái kẹt đó, chừng như cái quan trọng nhất là câu hỏi tập cái gì? tập để làm gì? rồi sao nữa? tận cùng của sự sống là chết ngắt thì có nhất thiết phải tập không? hướng đi xa hơn và nối tiếp của NHHM là gì? nhắm vào đâu? thấy ông H. cứ tưng tửng vậy có nghiêm túc với hướng đi của NHHM hay không, có dấu nghề không ??? v.v...

 

Tuy rằng câu hỏi có nhiều nhưng thực ra tất cả chỉ như từ từ gom lờ thu lưới lại theo thời gian từng bước.

Trước hết, nếu các anh chị suy gẫm lại sẽ thấy quá trình những năm qua mình tập nặng nhọc và nhàm chán, có bao nhiêu động tác đó cứ lập đi lập lại, không có phân thế, không có chiến đấu và được ru ngủ trong bầu không khí của dưỡng sinh, của Khí công, Huyền công ...Thực chất của đoạn thời gian này lại có 2 phần quan trọng mà mình cần lắng tâm để nhìn lại:

 

1) Anh chị em nhận thức nhau, hiểu biết nhau, va chạm nhau để thông cảm những cá tính riêng biệt của từng người. Phần này rất quan trọng vì qua thời gian dài, mọi người hiểu nhau nhiều hơn để có thể tìm một mẫu số chung nào đó giúp cho nhóm luôn gắn bó lâu dài bền vững. Dĩ nhiên, có tụ thì cũng có tan với vài anh em vì hoàn cảnh hay vì không tìm được tiếng nói chung mà tách ra, quy luật này rất dể hiểu. Thành phần còn lại được gọi là Core hay cốt lỏi, là nền tảng vững chắc cho nhóm phát triển lâu dài.

2) Công phu là sự bỏ sức ra làm hay tôi luyện kiên trì trong một thời gian dài.  Đúng vậy, thời gian qua những ai nhàm chán hay thất vọng với cách luyện tập của NHHM ra đi cũng không ít, có người vài năm, có người vài buổi, nhưng đó là quyết định của từng cá nhân và chúng ta luôn tôn trọng những quyết định đó vì tất cả là cái Duyên. Nhưng nếu sự thất vọng nảy sinh nhàm chán phát xuất từ những yếu tố bên ngoài thì các anh chị nên đọc lại đoạn chia xẻ này nhiều lần, nhất là dành cho những ai ... sắp chán.

 

Ai cũng biết NHHM dựa trên tinh thần đạo gia tập luyện dưỡng sinh. Ý nghĩa đích thực của dưỡng sinh thì H. cũng đã chia xẻ nhiều lần và anh chị cũng đã nắm vững rồi. Hôm nay, h. xin lý giải thêm một tầng nữa của tinh thần đạo gia, đó là sự tu vi. Chữ này hiện giờ bị hiểu lầm rất nhiều, xem như đó là cách luyện tập tầng lớp gì cao siêu.

Thật ra, Tu có nghĩa là sửa và Vi có nghĩa là lỗi lầm. Tu vi là quán chiếu lại lỗi lầm của bản thân (hậu thiên trong) mình để sửa cho đúng (với tiên thiên vô tận của trời đất). Những lúc này, chính là lúc chúng ta nhìn lại, tập trung lại hay ngôn ngữ nhà Thiền gọi là: trở về với chính mình; soi từng bước, từng hơi thở bất ổn trong ta để dò ra giúp hòa nhịp cùng tần số bất biến của tiên thiên khí. Và như h. thường chia xẻ với các anh chị, mỗi người có một nhịp điệu riêng, một hơi thở riêng, một tư tưởng thâm tàng riêng và chỉ có người đó mới có thể "tu vi" cho chính mình. Vì thế, đạo tràng NHHM từ xưa tới nay mở ra, ai đến lúc nào cũng được-không giờ giấc, ai về lúc nào cũng tiện-không bắt buộc, ai nghỉ vài buổi, vài tháng, vài năm lúc nào cũng có thể đến-đi thuận theo tự nhiên, theo nhận thức riêng và hoàn cảnh sống của từng người.

Là thành viên của NHHM, chúng ta cần đặt nhận thức rỏ rệt lên chính bản thân mình chứ không để bị hao hụt do ngoại cảnh chi phối. Dể hiểu nhất, thí dụ khi đến lớp có 30 người tập rất khí thế, rất nghiêm chỉnh hay chỉ heo hút vài người rời rạc, chúng ta cũng tập y như nhau, đừng để tinh thần phải nương dựa vào người khác thì mình mới tập được hay buồn phiền người khác mà mình không thể tập. Đó chỉ là tinh thần nô lệ yếu đuối của sự bất ổn trong ta mà đầu tiên với hành giả phải có bổn phận tìm ra và "tu vi" nó, như chương trình Antivirus phải truy tìm và loại bỏ những virus không lành mạnh trong các program.

Phật đạo cũng có bài kinh tương tự là kinh con tê giác, trong đó lập đi lập lại nhiều lần điệp khúc: "hãy lên đường như tê giác cô đơn". Một hình ảnh cô hùng sống động.

Trong cuộc sống, chúng ta tuy có thời gian để thảo lịch trình, nhưng thường lại bị hoàn cảnh làm xáo trộn. Khi bận, mình cứ việc nghỉ, xin đừng áy náy. Cũng như thế, khi bạn hữu không đến, mình vẫn thản nhiên tập. Bạn hữu tập hời hợt, cũng không sao, không ai san sẻ cho nhau hơi thở được, biết đâu lúc đó bạn mình đang nhập lưu dòng tiên thiên khí ???. Chính ra, không cần ở đạo tràng mà bất cứ nơi đâu và lúc nào, đi đứng ngồi nằm chúng ta đều luyện được (nếu nhớ. Thường thì ai cũng quên vì không nhận thức được tầm quan trọng của nó)

 

Tại sao hôm nay đầu năm chó mà h. lại khui chuyện tập luyện NHHM? vì đã tới giờ Hoàng Đạo, hoa tulip nở mùa xuân vốn do củ được ủ trong tuyết mùa đông.

Luyện tập và kết quả  của La Phù sơn thật sự nằm ở đâu ??? chẳng lẻ nhờ đấm đá có thể giúp cho một đại phái đứng vững cả ngàn năm?

Trước hết, với những người có tư tưởng thiên cận tây phương sẽ không tin vào cái gọi là khí công vì nó vốn không có bằng chứng khoa học rỏ rệt nào, nó mù mờ như tấm vé số rao độc đắc, ai cũng mua mà nhìn quanh ta thì không thấy ai trúng. Không ai gần mình trúng nhưng không có nghĩa là không xổ ra số độc đắc đó, nó chỉ đến với người có duyên.

Tập khí công cũng vậy, nhiều người tập nhưng không thấy ai thành công, tuy vậy không có nghĩa là trời đất này không có luồng Khí huyền diệu đó. Phải " tu vi" lại bản thân mình xem đã tập đúng phương pháp chưa, xem xét những yếu tố nội tại tham sân si gây thiêu đốt háo khí và ngoại cảnh gây nghịch khí luân lưu như thế nào??? chỉ mới hai yếu tố đầu mà không dung hòa được thì nói chi đoạn đường tu tập đến đắc pháp vốn còn nhiều chông gai trắc trở.

Cho nên, đoạn đường các anh chị trong NHHM trước đây đã  và hiện đang đi, nếu nhìn kỷ lại có hai phần tu vi thân-tâm rỏ rệt.

Phần thân, chúng ta tập luyện huyền công, hậu thiên khí công v.v...dưỡng khí cho sinh mệnh.

Phần tâm, chúng ta bắt đầu với bài rải tâm từ cho bớt nóng nảy để dập bớt hỏa trong tâm SÂN, chúng ta đóng góp hàng năm trong quỷ từ thiện để trừ bớt tâm THAM, chúng ta ngồi thiền, nghiên cứu thêm về văn hóa, lịch sử, văn học và phật pháp để khai sáng tâm SI

 

Với thời gian qua, sự thanh lọc thân tâm mới chỉ là viên gạch đầu tiên đặt xuống cho nền móng tu tập chân chính.

Không biết các anh chị có nhớ trong một lớp tiên thiên trước đây, h. có đề xuất mọi người nín thở, nín tối đa, nín thêm nữa, đến không nhịn được ( mà đúng ra chúng ta phải nhúng đầu vào trong chậu nước ) rồi mới buông, thì câu hỏi là ở giây phút cuối, chúng ta cần nhất, xin nhất, muốn nhất, cầu nguyện nhất là điều gì ??? chắc hẳn sẻ không ai muốn có địa vị cao nhất, nhà to nhất, cô gái đẹp nhất, tiền tài nhiều nhất mà chỉ mong cầu có thể được một hơi thở nữa, vâng đúng vậy. Tất cả những phù du đó đánh đổi không bằng một hơi thở thực nhất khi cần đến.

Và lúc nào thì ta cần đến nhất?, dĩ nhiên, là lúc mà nghiệp lực chúng ta đang cạn kiệt ở giai đoạn cuối, đang xuôi tay buông bỏ những chí lớn, cơ nghiệp, tình tiền, thân sơ. Không ai đồng hành với ta trong phút chót đó ngoại trừ KHÍ và dòng nghiệp đưa đẩy. Đây không phải là giai đoạn bi quan hay là nổi ám ảnh mà nhiều người trốn tránh không muốn nghỉ đến, nó là sự thật và dù muốn hay không, chúng ta cũng sẽ tới lúc đối mặt với nó. Cho nên, nếu không có chuẩn bị trước, chúng ta sẽ bất an, sợ hải, thậm chí tâm trạng sẽ dao động cùng tột sự việc mà bình thường chúng ta chỉ cười khinh miệt: " ôi bất quá, chết là cùng". Đó là vì lúc thường, chúng ta mang tinh thần vững mạnh khi có nhiều người chung quanh để dựa vào, nhưng khi khám phá ra sự đơn độc một mình đối diện với cái chết già bệnh đói lạnh, cái tinh thần yếu đuối đó sẽ là sự đau khổ và hoảng sợ cùng tột.

Hơn 2500 năm trước, tại một quốc gia tận trời Á, đức Phật Thích Ca đã giảng giải rất rỏ ràng khi giây phút sau cùng sắp chết, con người nương dựa vào A Lại Gia Thức ( Alaya)  là một tàng niệm nằm ẩn sâu cùng tột trong tiềm thức lúc đó phát ra ý niệm hay tín hiệu gì thì  ý thức của người đó nương theo nghiệp lực tốt hay xấu của A lại gia thức cuối cùng mà đầu thai  trong 6 cỏi luân hồi. A lại da thức như là một tín hiệu phát cho hướng đi để đầu thai, nếu lúc đó ta nhớ về những nghiệp thiện thì sẽ nương theo đó mà đầu thai vào chổ tốt đẹp và ngược lại, nhớ nghiệp ác sẽ sinh vào cỏi thấp kém. Tuy nhiên, A lại da thức không thể xóa đi những nghiệp tốt hay xấu khác mà sinh thời chúng ta làm ra. Cho nên ở đất nước tốt vẫn có người nghèo mạt ( như h. ) và cỏi nguy hại vẫn có những đặc ân như chó tại nước Mỹ.

Đạo gia cách Phật gia cũng vài ngàn cây số, Lão Tử tuy sống cùng thời với đức Phật tuy không có cùng tham luận với nhau bao giờ lại có cùng nhận thức về tầm quan trọng của nhân sinh con người. Vì đó là một SỰ THẬT mà những bậc giác ngộ đều thấy như nhau không qua rào cản khác biệt của ngôn ngữ. Sự thật đó gọi là chân lý.

NHHM chúng ta tập chính là chuyển hóa (convert) cái khí hậu thiên phàm trần trong người mình để hòa nhập cùng tần số với dòng tiên thiên khí của vũ trụ, trong đó cái tiểu ngã phàm phu tham sân si nhỏ mọn của con người sẽ được hủy bỏ tận cùng để hòa nhập vào cái đại ngã tịnh nhiên muôn đời. Nói (cho sướng miệng) thì dể, nhưng thực tế là chúng ta cần nổ lực luyện tập chuyển hóa hậu thiên từng giây phút không ngơi nghỉ, tạo ra thành từng chút  vốn liếng tiên thiên cất trong đan điền (ruộng thuốc) hay còn gọi là Khí Hải (biển Khí) để đến lúc tối hậu ở phút cuối cùng có được sự minh mẫn và khí lực sung mãn trong việc rót trọn vốn tiên thiên của mình nhập vào dòng tiên thiên đại đạo.

Có thể có nhiều người không tin vào điều đó vì cho là huyền hoặc , cho là huyễn, nhưng h. biết rỏ rệt có người trúng tấm vé số độc đắc đó, người đó là ông cụ ngoại, tổ phụ của hai dòng phái Hồng Gia Việt Nam và Nam Hải Huyền Môn. Khi ông cụ nằm trên giường bệnh thì đã tính ra ngày và giờ nào ông sẽ ra đi, và ông dựa vào đó để tuyệt thực và dọn mình. Vào ngày đó, căn phòng của bệnh viện chỉ còn lại mẹ của H. và bác Huấn là hai người con gái trưởng của hai dòng, thì ông cụ nằm đó cứ thi thoảng hỏi là tới giờ lành chưa để ông đi, mẹ của h. cứ xem giờ và nói chưa đến thì ông lại nhắm mắt yên tâm hít thở, khi đến giờ lành thì mẹ của h. báo cho ông biết, lúc đó, ông cụ còn rất tỉnh táo và từ từ vận chuyển khí nhập vào dòng khí tiên thiên mà ra đi thanh thảnh không chút vật vã hay đau đớn. ( Hãy nhớ đến sự vật vã khi ta nín thở)

Câu chuyện này trong gia đình biết và giữ rất lâu mà không nói ra vì không muốn những người theo tân thời cười nhạo cho là mê tín và không có tinh thần khoa học. Thật ra khoa học là gì?, h. có xem một tài liệu của những nhà bác học nghiên cứu về những điều huyền bí, và các ông nói: những gì con người giải thích được thì gọi đó là khoa học, không giải thích được thì cho là huyền bí, bản chất nó vẩn vậy không khác. Mưa là một thí dụ, người xưa cho rằng do thần linh làm ra, khoa học cho là nước bốc hơi, gặp lạnh rơi xuống. Gọi là gì thì bản chất cũng chỉ là nước từ trên trời rơi xuống.

Nhưng hôm nay, năm con chó tại sao lại khui chuyện A Lại Gia Thức và chuyển hóa khí hậu thiên qua tiên thiên? vì khoa học đã bắt đầu chú ý và tìm hiểu thêm vào Chân Lý sự thật này, xin mời xem đoạn tài liệu quan trọng này để mình có cái hiểu thấu triệt hơn, không còn những thờ ơ sống vội vả sai lệch, hay tệ hơn là vô ý tạo ra những nghiệp xấu hại người hại mình.

 

https://youtu.be/LYv4bROUN5g

 

Tài liệu tìm hiểu này nói qua về Khí trong não vẩn tồn tại đễ những hình ảnh trong quá khứ hiện ra trước khi toàn bộ ý thức mất đi đã nói lên hai đạo lý siêu hình của đạo gia và Phật gia.

Nhờ có cái Khí này ( vốn liếng luyện tập tích tụ ) mà hình ảnh tiềm thức hiện ra ( a lại da thức ), bước chân khoa học chỉ mới khám phá đến đây nhưng tiên gia và Phật gia đã bước chân vào sâu hơn từ hoang sơ qua việc đầu thai trong lục đạo trong đó có cỏi tiên đạo.

 

Nói nhiều như vậy, rốt cuộc câu trả lời cho tất cả các câu hỏi ở đoạn đầu là gì?

Là rốt ráo của tôn chỉ NHHM giúp cho người tập có ý thức tốt lành về thân và tâm trong sự sống, nhẹ nhàng lướt qua cái chết, mang theo vốn tu vi đến kiếp sau luyện tập tiếp đến ngày bạch nhật phi thăng thành tiên.

 

Lúc đó, chẳng lẻ còn cần đấm đá vài chiêu ???

  
 
]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2019/4/phi-l Thu, 18 Apr 2019 02:00:00 GMT
Những mẩu chuyện quanh Hồng Quyền La Phù sơn https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2013/11/Nhung Trao đổi email với bạn phương xa những mẩu chuyện quanh Hồng quyền La Phù sơn

h.


Question ?
Chào bác

Như bác đã biết mục đích em gởi mail này cho bác cũng chỉ là hỏi bác về lịch sử môn Hồng Gia La Phù Sơn ...

Trước tiên, về phần câu hỏi, em xin đặt ra như sau:

 1) Tại sao đơn huyền công lại không có tên ...

 2) Lịch sử thành lập trước đó bên Trung Hoa ...

 3) Sư tổ Nam Hải Chân Nhân thật sự tu luyện ra sao, thành tựu và hướng đi như thế nào? Thân thế của người khác với huyền thoại ra sao ...

 4) Tại sao trước đây chỉ nghe nói có 18 thế đơn bộ nội công, rồi sau đó lai có 24 thế và 36 thế ...

 5) Môn khí công thật sự của La Phù Sơn là gì, đường hướng tu luyện dùng để làm gì ...

 

- Trên đây là những câu hỏi em mong rằng bác giải đáp phần nào thắc mắc bấy lâu trong em,

 

Answer:

 

Thân chào anh


Trước hết, rất vui mừng anh đã gởi email đến chứng tỏ trong anh có điều chuộng sự thật và không ngại những hậu quả sau đó, đó là cái Dũng của nhà võ mà con đường chúng ta chọn để đi đến.

 

Những câu hỏi của anh quá dài va nhiều hơn tôi nghỉ nên xin được trả lời thành nhiều phần nếu có thể


Cho phép tôi được gọi anh bằng anh  và được xưng tôi vì tôi hơn anh khoảng mười mấy niên. Tôi qua Hoa kỳ đã rất lâu và chưa từng có dịp về thăm cố xứ.


Trước đây, tôi không học qua và trực thuộc một ngày nào về HGVN hoặc HG ở VN cũng như HGLPS, cho nên các master mà anh nhắc rải rác trong các email truớc, tôi không có chút thiên vị vì tôi không là học trò và đệ tử của bất cứ vị nào dù chỉ một ngày hay một chiêu. Tuy nhiên, sự tôn trọng và kính mến tôi dành cho tất cả vẫn đầy và đều như nhau dựa trên sự công tâm và tấm lòng ưa chuộng võ thuật.


Vì là người đứng ngoài sự tranh chấp của các chi phái nên tôi tự tin mình có được sự công tâm.

Vì không thuộc bất cứ hệ phái HG nào nên tôi không ngần ngại khi có những suy tư trong tinh thần duy trì sự thật.

Giới thiệu  qua lại với nhau như vậy để anh có thêm phần phán đoán khi đọc những câu trả lời mà chính những người trong cuộc hoặc các cấp cao nhất cũng mù mờ vì trước đây tất cả ( tôi dám nói tất c) chỉ tranh nhau học thật mau chiêu thức mà không có khái niệm nhiều về môn học của mình.

Vì thế,Sư tổ vẩn thường hay nói: Võ mà không Văn chỉ là cái dũng của kẻ thất phu thô lổ, Văn mà không võ chỉ là cái ương hèn của người trí trá.



Trước tiên, về phần câu hỏi, em xin đặt ra như sau:

 1) Tại sao đơn huyền công lại không có tên ...


Thưa anh, có lẽ câu này là vấn đề nan giải nhất mà không một ai biết kẻ cả các grand master của HG hiện nay và lại là mấu chốt quan trọng nhất trong vấn đề luyện quyền pháp của LPS.


Cho phép tôi được trả lời dông dài một chút ( theo nguyên văn của sư tổ ) khi mà người Hy lạp phát minh ra chữ viết, các nhà hiền triết thời đó đã chống đối quyết liệt vì như thế làm hỏng trí nhớ của con người, khiến trí óc chúng ta không còn vận dụng đến và chết héo đi (điều đó, khoa học thời này đã chiêm nghiệm là đúng), những năm 1968,69 khi dạy về Hồng Quyền, sư tổ không bao giờ gọi đó là đơn số 1 hay 2, hoặc bất cứ một tên gì để cô lập thế đó lại thành một quy ước mà chỉ gọi vắn tắt chung:


Đây là những Huyền Công.
 Tại sao là Huyền, con tập 10 năm rồi sẽ hiểu.


Sau đó, người vung tay lên thành từng nét một rồi nói: con tập như vậy...như vậy...
Những ngày sau, khi muốn tôi tập cho kỹ những chổ nào sai, người lai vung tay lên theo nét đó và nói; con tập thêm như thế này, thế này,,, Ậy chỗ này sai quá rồi, đi quét nhà thì được, bán Sơn Đông thì được, gọi là công phu chỉ khiến người cười.


Thưa anh, Hồng quyền do đích thân sư tổ dạy ra theo tôn chỉ của người không phải học loạn như ngày hôm nay, trong 3 năm đầu anh chỉ được luyện có 12 "nét", nghĩa là năm đầu tiên anh chỉ học có 4 nét, mỗi 3 tháng anh chỉ luyện tập mãi một nét trong ngày và 10 tiếng mỗi ngày, tôi nói mười tiếng chứ không đánh máy dư thêm số 0. Mười tiếng đó chia ra thêm cho vài động tác có thể tập ở nhà hoặc trong lớp như bẻ khớp tay, bàn tay, ngón tay, bẻ chân, móc chân v.v... mà không tạo chú ý cho người chung quanh.


Khi học qua nét thứ hai thì chia hai nét đó ra luyện trong ngày, cứ mãi như thế 9 năm sau mới hết được 36 đường nét đó, và năm sau đó sư tổ mới trao Pháp để mình vỡ ngộ.

 Thì ra, những nét huyền công đó khi có thể luyện lúc còn rất nhỏ theo phương pháp giống như Đồng Tử công của Thiếu Lâm nhằm mục đích luyện gân, căng gân và bện gân tối đa qua khỏi cái phàm lệ ước thúc của cơ thể bình thường.
 Giống như lúc nhỏ ta chơi trò "bắn bì " bằng dây thung vậy, dây càng tốt, càng căng (gân) bắn càng nhanh, chắp đôi hai sợi dây thung (bện gân) ăn một phát chỉ có...khóc.
Như vậy, 36 đường nét đó phối hợp với phép hít thở riêng biệt khi thông qua 12 đường kinh mạch chu thân nuôi dưỡng khí huyết, khai mở những trọng huyệt trong người qua phương pháp hậu thiên của Hồng Quyền làm các đường gân trở nên sống. Nói chữ Sống là vì gân có thể co giãn thu phát như ý muốn, muôn vạn biến hóa của các đòn phép do chữ Sống ( Thần ) mà vun tay vẩy lực, tất cả chiêu thức trở nên thành vô chiêu, tùy Ý, tùy tâm khởi, tùy động tĩnh như lưu thủy hành vân không có hình trạng nào.


Vì thế, bây giờ khi tôi ngộ được chữ Huyền này từ sư tổ thì tôi mới hiểu tại sao người lại không đặt tên cho các nét đó. Vì người không muốn chúng ta học quyền trong một cái khuôn bị đóng kín, giam hãm nét đó lại thành một chiêu thức, nếu tập như vậy, muôn đời ta không phát hiện được "sự sống" và sinh động trong gân nữa mà chỉ là một cái vung tay thô kệch, đánh tới đây-rút tới đây-bẻ qua đây của một chiêu thức với một cái tên vụng về và cứng ngắt.

Trừ khi luyện tập hoặc giao tay với các sư huynh đệ (có nương tay), thật ra trong giao đấu mà còn thủ các thế miếng thì sẽ thiệt thân nếu gân không sống, lực không phát.


Viết và suy tư đến đây cũng đã hơn 1 giờ, nếu anh muốn nghe tiếp, hãy gởi email hồi âm và cho biết ý kiến. Nếu anh thấy tôi nói nhảm quá, không có căn cứ logich nào hết cũng xin anh một tiếng nói để hai bên khỏi mất giờ của nhau.


Ngôn bất tận ý...


Question ?

chào bác

Kính thưa Bác, em rất hồi hộp và vui mừng khi nhận được email của Bác, khỏi phải nói sự vui sướng & hạnh phúc trong em: đọc từng dòng một, đọc thật chậm như không muốn thấy dòng cuối, cứ muốn rằng đọc mãi đọc mãi mà không mong phần kết thúc hiện ra ...

Đúng như Bác suy nghĩ, tất cả mọi thứ như quay 180 độ đối với em, từng câu từng chữ, đã đọc đi đọc lại bao nhiêu lần rồi, vậy mà sao vẫn thấy khó nuốt một sự thật này quá ...

Cả ngày cứ suy đi ngẫm lại ... và thật may mắn làm sao những gì mà em tìm tòi, tích lủy từ bao năm qua, những câu chuyện của các sư huynh trong lớp, của những người đi trước (câu chuyện của anh Thọ - @tvtt trong đặc san Đông Phương Hội số 4): tất cả đều như khuấy động tâm tư em, để cho tối nay khi cơn bão tư tưởng đi qua, mọi thứ xung quanh vắng lặng không có ai thì trong em mới lắng đọng lại một số vấn đề, rất mong bác soi xét:

 + Nếu coi các đơn (thật ra em chưa đủ tư cách để nói đến chữ Huyền, hoặc cũng đang hoang mang ở phần tên gọi số 1; số 2 hay tên này tên kia ...) là từng nét chữ (chắc các nét ở đây ám chỉ về chữ viết của người Trung Quốc) thì khi đã luyện đủ trọn vẹn 10 năm 36 nét là có khả năng viết hầu như bất kỳ chữ viết nào ... Hay nói một cách khác Việt hóa hơn thì ta coi từng nét đơn như là những nét hất, nét móc, nét vòng, nét tròn trong cách viết tiếng Việt thì khi luyện đủ nét theo tiêu chuẩn của Sư Tổ thì ta có thể viết bất kỳ chữ nào hoặc lời văn nào mà mình muốn diễn tả, hoặc trong cơn nguy cấp: tay tự nhiên vung lên cứu lấy mạng sống cho chúng ta ... Không biết em diễn tả như vậy có phù hợp với chữ Huyền không vậy ..
.

 + Con số 10 năm tuy dài thật nhưng thật ra đối với suy nghĩ của em thì cũng không đáng là bao cả, rồi thời gian cũng đưa ta tới thời điểm 10 năm sau này. Nhưng cái vấn đề mà Bác khẳng định với em là 10 tiếng trong mỗi ngày: đó mới thật sự là một sự thử thách khủng khiếp về ý chí, về tinh thần và sức chịu đựng của con người ... Vậy Bác có thể cho em hỏi kỹ thêm một chút về vấn đề này có được không: mình luyện liên tục 10 tiếng trong một ngày hay là mình luyện gián đoạn từng phân đoạn một làm sao cho đủ 10 tiếng trong ngày thì thôi. Vậy từng phân đoạn mình luyện trong thời gian là bao lâu: 30 phút rồi nghĩ, 1 tiếng, 2 tiếng hay 3; 4 tiếng đồng hồ ... và bằng cách nào mình giữ cho sự ham thích luyện đơn theo mình mãi trong 10 tiếng đồng hồ đó hết ngày này qua ngày khác ...

 + Về phần hơi thở thì xin thưa với Bác là hiện nay tụi em kéo đơn: các thầy luôn nhắc nhở 100% là hơi thở phải tự nhiên không nên cưỡng ép ... đối lập với câu của Bác "... 36 đường nét đó phối hợp với phép hít thở riêng biệt ...". Điều này khiến em rất bối rối, mong Bác giải thích thêm một chút nữa có được không ạ ...

 + Đối với việc bện gân trong kéo đơn thì Bác có thể cho em biết là mình bện gân ở vai (thông qua nẹp vai, cầu vai, sô vai) hay là mình bện nguyên cả cánh tay, ở trong bài này hình như em không thấy Bác dùng chữ "xoắn gân" thì phải .

Thực sự thì em rất thích nghe Bác kể chuyện, qua đó giúp em vỡ ra nhiều điều còn phân vân, đầu óc thêm phần sáng tỏ, các phần chắp nối cũng đã được liền lạc hơn ...

Answer:

Thân chào anh:

Tối nay đi làm về ngồi xuống nhận được thư phản hồi của anh thấy nhức đầu quá, trước hết những lời khen tặng của anh khiến tôi cứ lo mình thật sự giỏi được như vậy,đến một ngày chính mình cũng tin như vậy thì thê thảm quá.
Nhức đầu thứ hai là tôi chưa trả lời xong hết những câu anh đặt xuống thì anh đã tấp-pi thêm một loạt câu khác khiến tôi không biết bắt đầu từ đâu, thôi cứ tuần tự nhi tiến vậy...


chắc các nét ở đây ám chỉ về chữ viết của người Trung Quốc - Có lẽ anh đọc Kim Dung nhiều quá nên mới nhầm với bút pháp của Ngốc Bút Ông trong Giang Nam tứ hu rồi.

Thưa anh, những nét tôi nói ở đây là những đường nét phù hợp với các nguyên tắc vật lý để các kinh mạch nương theo đó có thể phát lực, bổ sung lực hoặc khắc chế các lực theo một hướng nào đó ( thí dụ như 5 bộ lực của Ngũ hành là 5 hướng đi vật lý tự nhiên ), những nét đó được các bậc tiền bối nghiên cứu và bổ sung qua bao thế hệ để tác thành. Sự thâm cứu đó giúp chúng ta xử dụng quyền pháp đạt được kết quả tối cao qua sự phối hợp của thân thủ và cách phát kình lực đúng phép phối hợp với lối hít thở đặc thù của Hồng Quyền La Phù sơn ( tôi cũng xin mở dấu ngoặc tại đây, vấn đề quan trọng nhất mà cũng chẳng ai để ý vì mải luyện võ, tôi không bao giờ dùng ch Gia mà luôn dùng ch Quyền. Sẽ trở lại việc này ở một bài khác)


trong cơn nguy cấp: tay tự nhiên vung lên cứu lấy mạng sống cho chúng ta: luyện như vậy chỉ là luyện phản xạ có điều kiện như phản xạ của Pavlov chứng minh qua, như thế không phải là cái THẦN của Hồng quyền và càng không phải là Huyền của Huyền công. Nhiều người tập tới đây thấy tay chân mình phản xạ như vậy tưởng là đại công cáo thành thì uổng quá.
Khi anh luyện Hồng Quyền, cùng lúc với anh luyện Thần để có được sự bình tĩnh và sáng suốt, thủ pháp của anh co bật theo sự điều khiển rõ ràng của Cân Lực cùng với sức phản chấn nếu chạm vào một kình lực đối nghịch trong phương pháp Thính kình.

Nói dễ hiểu hơn, khi giao tay hay chạm tay nhau, qua sự co giãn của gân, ta "nghe" được kình lực và "biết" được hướng đi của lực đạo đó, chọn lựa cách hóa giải hay phản đòn hoàn toàn tùy tâm ta sai xử qua thủ pháp, do tâm thức của ta phát ra quá nhanh, thủ pháp chúng ta lúc đó dưới sự điều khiển của Thần mà châm chế nên sự chính xác, sự nhanh nhẹn và lực đạo tùy cơ. Ch Huyền chính là như vậy


Nhưng cái vấn đề mà Bác khẳng định với em là 10 tiếng trong mỗi ngày: đó mới thật sự là một sự thử thách khủng khiếp về ý chí, về tinh thần và sức chịu đựng của con người ... Vậy Bác có thể cho em hỏi kỹ thêm một chút về vấn đề này có được không: mình luyện liên tục 10 tiếng trong một ngày hay là mình luyện gián đoạn từng phân đoạn một làm sao cho đủ 10 tiếng trong ngày thì thôi. Vậy từng phân đoạn mình luyện trong thời gian là bao lâu: 30 phút rồi nghĩ, 1 tiếng, 2 tiếng hay 3; 4 tiếng đồng hồ ...

Thưa anh, thời điểm mười tiếng mỗi ngày nếu anh được chính thức học với sư tổ thì có vẻ hơi ít, có những ngày cuối tuần hoặc lúc nghỉ hè, tôi tập nhiều thêm vài tiếng.

Dĩ nhiên là mình luyện chia ra nhiều lần trong ngày tùy theo thời khóa biểu và sức khỏe. Cũng có nhắc qua ở trên là đem kỷ thuật vào trường học để luyện tập nữa

và bằng cách nào mình giữ cho sự ham thích luyện đơn theo mình mãi trong 10 tiếng đồng hồ đó hết ngày này qua ngày khác ...

 Cùng  lúc tôi luyện huyền công thì tôi luyện phương pháp hít thở của TTKC, và đó mới chính là phép khí công chính của bản môn. Sự phối hợp đó khiến tôi không bao giờ chán vì tôi hưởng được ngay sự ích lợi của nó. Thứ hai, những lúc tôi luyện như vậy, ngoài võ thuật ra, sư tổ còn kể chuyện xưa của các danh nhân, võ sư, chí sỹ, đạo nhân, thy chùa v.v... hoặc những giai thoại của văn học hoặc người giảng về Nho -Y -Lý -Số. vói chung, thời mà chúng tôi không có được cái TV 40 inch với phim bộ kiếm hiệp thì tôi được khai trí và giải trí qua sư tổ thay vì đi bắn bi, chạy nhảy với bạn bè cùng lứa.


Về phần hơi thở thì xin thưa với Bác là hiện nay tụi em kéo đơn: các thầy luôn nhắc nhở 100% là hơi thở phải tự nhiên không nên cưỡng ép ... đối lập với câu của Bác "... 36 đường nét đó phối hợp với phép hít thở riêng biệt ...". Điều này khiến em rất bối rối, mong Bác giải thích thêm một chút nữa có được không ạ ...

Tôi được nghe từ nhiều môn sinh hoặc ngay cả những huấn luyện viên HG khắp nơi thắc mắc về điều này, nói chung, họ đều nói như nhau: khi hỏi các anh lớp lớn hơn đi trước cũng không ai biết gì ngoài cứ chỉ nhau thở bình thường, đến một ngày nào đó sẽ thành công. Nếu như vậy, thì không cần phải học võ vì chúng ta hiện đang thở rất bình thường và chưa thấy các "cụ" nào thành công cả.

Khí công của LPS chia ra làm hai là tiên thiên và hậu thiên: nghĩa là trước khi sinh ra và sau khi sinh ra. Trước khi sinh ra, chúng ta thở nơi cuốn rún, sau khi sinh ra thì thở bằng phổi.
Khi luyện HQ, là lúc chúng ta phải bơm khí vào các mạch máu để lưu thông hoặc tích tụ phần huyết nơi một số gân cơ phụ ứng, nếu chỉ hít thở bình thường thì khí huyết chỉ đi qua đó..rồi thôi.
Vấn đề này, chúng ta sẽ mổ xẻ thành một đề tài rất dài, thở theo phép hậu thiên là sao? thở theo Tiên thiên là sao ? khi nào thì thở theo phuơng pháp nào? v.v...

Nhưng tuyệt đối không phải là thở tự nhiên khi luyện võ còn đồng nghĩa với...thở đại.

Đối với việc bện gân trong kéo đơn thì Bác có thể cho em biết là mình bện gân ở vai (thông qua nẹp vai, cầu vai, sô vai) hay là mình bện nguyên cả cánh tay, ở trong bài này hình như em không thấy Bác dùng chữ "xoắn gân" thì phải ...

Hai đường gân ở ngay nách là chủ tất cả của sự luyện tập, tập nguyên cánh tay cứng ngắc là trở thành ngoại gia ngạnh công rồi, không phải huyền công. Xoắn gân chỉ là một trong vài kỹ thuật tập gân như xoắn - dui - vẩy - ghìm - bện v.v...


Thở Hậu thiên: như có nói qua phải mất vài trang giấy nới nói hết được, chúng ta sẽ để dành ở kỳ khác. Tôi cũng xin giới thiệu bác vào trong trang nhà của NHHM.multiply đọc thật kỹ các bài viết trong blog, đọc thật chậm vì nó có liên quan rt nhiều đến những bí quyết của LPS Hồng Quyền mà không ai để tâm đến khi chỉ lo luyện thế miếng hoặc chặt gach, chặt vách công phá, những phản lực đó nếu các anh không có nội công đúng mức sẽ tích tụ lại thành một nội thương di căn lâu dài đến khi già yếu sức trai tráng đã qua thì tật phát sinh do hậu quả của ngạnh công không tâm pháp.


Hẹn thư sau:

Question ?

2) Lịch sử thành lập trước đó bên Trung Hoa ?...

Answer

Chào anh

Hôm nay tôi được rảnh một chút để trả lời  câu hỏi tiếp của anh, thật ra đây là vấn đề khá tế nhị khiến tôi đắn đo nhiều.
Ngoài sân, trăng hiện đang tròn và sáng. Tôi nhắm mắt liên tưởng đến những đêm trăng xưa bên ông cụ, bình trà mạn, vài miếng mứt hoặc ít bánh trung thu và những câu chuyện của ông là hành trang thủa thơ ấu của tôi.

Tôi mê nghe chuyện xưa như các bà trong xóm mê cải lương vậy.

Chuyện kể rằng, cái thời mà Chu Nguyên Chương bên Tàu sau khi dẹp loạn Mông Cổ đánh tan quân Nguyên, ông ta lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Hồng Võ.

 Thật ra, cái chữ Hồng 紅 này không có gì mới lạ, nhưng phải cắt nghĩa dài dòng hơn thêm.
Triều đình Trung Hoa ngày trước chiến loạn liên miên và những phiến quân nổi loạn chống phá triều đình thường không ai khác hơn là nông dân nghèo khó  ( chuyên chính vô sản ). Khi đã có quân binh thì phải có quân phục, nhưng họ đào đâu ra được đồng phục cho một đạo quân đông đảo. Để khỏi trở thành một đám ô hợp, họ dùng một cái khăn để chích đầu và dùng màu khăn để làm hiệu. Thời nhà Nam Tấn, đã có giặc cờ nâu, cờ trắng. Cuối thời nhà Hán, thời tiền tam quốc phân tranh xuất hiện giặc cờ vàng nhũng nhiễu dân lành (Hoàng Cân) v.v…
Sau đời mạt Tống, giặc Nguyên sau khi thôn tính Trung Hoa khiến xuất hiện trường chiến khốc liệt của nhiều nhóm chống đối trong đó mạnh nhất là quân cờ đỏ ( Hồng cân ) của Quách Tử Hưng mà Chu Nguyên Chương là một trong những tướng cầm đầu. Sau khi gom quyền bính về tay mình và tạm giản hòa với nhà Nguyên để tiện tay lần lượt  trừ khử những phiến quân khác trong đó có cánh Trần Hữu Lượng (hậu duệ nhà Trần Việt Nam) là hùng mạnh nhất, Chu Nguyên Chương mạnh tay đánh giết quân Mông Cổ, khôi phục độc lập và thống nhất Trung Hoa, như đã nói trên, lấy quốc hiệu là nhà Minh và niên hiệu cho năm đầu là Hồng Võ ( 洪武 ) để khích lệ võ công của đội quân hồng cân  theo ông nam chinh bắc chiến. ( Hồng ở đây đổi thành to lớn như chữ Hồng Thủy để nói lên một đạo quân lớn mạnh, thế không gì ngăn nổi.)


Từ đó, hình ảnh của đội quân màu đỏ đã in đậm sâu vào lòng dân tộc Trung Hoa như một chiêu bài giải phóng và cứu nguy dân tộc. Cụm từ đó trải dài theo lịch sử đã được mượn đi và lại nhiều lần cho những đoàn binh giải phóng sau này, chẳng hạn như nhóm Hồng môn phản Thanh mà thế lực hiện giờ vẫn còn trong bong tối khuynh đão ngầm tam quốc lưỡng ngạn Trung Hoa lục địa,HK và Đài loan.  Chữ này nhiều người lầm tưởng là họ Hồng của Hồng Hy Quan, nhưng thật ra HHQ lúc đó ở trong Thiếu Lâm Phúc Kiến chạy ra vốn không có tên họ này, ông dùng tên này như một bí danh mà nhiều lãnh tụ hoạt động cách mạng thường thay đổi khi cần thiết. Chữ Hồng ông dùng vừa có cái âm của quân Hồng Cân vừa mang ý nghĩa to lớn và mạnh bạo để kích thích ý chí của nghĩa quân thêm vững vàng.


Gần đây nhất, ta thấy sự có mặt của Hồng quân trung quốc cũng là vì vậy, cốt chiếm cho được chính danh trước để thu phục nhân tâm.

Trở lại với Hồng Cân binh của Chu Nguyên Chương, thời đại mà chiến trường là thực tế phải đối mặt, sự luyện quân tác chiến rất quan trọng, là yếu tố chủ yếu để phân thắng bại. Cho nên, tất cả những sở trường võ học của bao nhà được gom lại, chiết xuất độc chiêu, loại trừ những rườm rà, chú trọng tính cách thực chiến và nâng cao thể lực để có thể cầm vững binh khí giao chiến trường kỳ.


Loại quyền pháp thao luyện cho đội hồng cân binh đó gọi là Hồng quyền, vốn không đào sâu vào các bài quyền pháp đẹp mắt, không thuộc lòng các bản quyền thảo danh gia nhưng giá trị sát thương cao, hữu hiệu và áp dụng các yếu tố đơn thế ngắn và nguyên lý lực đạo vào quyền cước hay binh khí thập loại đều lợi hại như nhau nhờ ở các nguyên tắc phát lực toàn thân. Quyền pháp này, không phải chỉ mới có từ thời Chu Nguyên Chương mà thật ra là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn năm khói lửa của trung thổ.

 Chẳng hạn như các thế luyện đao của Lý Tịnh cho quân đội thời sơ Đường là nguyên tắc cho bài Tam Nghĩa đao sau này.


Tàn chiến chinh, quân đội thời nào cũng cho giải ngũ để về quê canh tác thúc đẩy nền kinh tế kiệt quệ vì loạn lạc. Những nghĩa quân và tướng lãnh người nam kẻ bắc, đứa đằng đông đằng tây phân tán khắp nơi và đem theo họ những tuyệt kỹ võ thuật thời chiến tranh, để rồi sau đó được sửa đổi thành gia phái riêng hoặc môn phái chung thuận theo phong thổ địa phương biến thành một rừng võ (võ lâm) với bao môn độc đáo nhưng có cùng một căn cơ từ Hồng quyền mà ra.


Không hẳn ai cũng về quê làm ruộng hay buôn bán. Nhiều binh lính hoặc tướng tài vẩn còn ám ảnh với những chết chóc tàn nhẫn thời chiến nên chọn ẩn mình trong các cổ tự,chùa chiền hoặc sơn miếu. Những võ công của họ là nguồn gốc sâu xa cho Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động, La Phù v.v.. theo năm tháng mà tồn tại cất giữ hoặc cải biến để mỗi khi dân tộc Trung hoa cần đến thì những võ công này lại xuất hiện và sau khói lửa lại trở về với những nét đặc sắc mới cho từng nhà, từng môn phái.


La Phù Sơn Hồng Quyền là một nét đặc trưng rất ít người thật sự biết đến cái nguồn gốc uyên nguyên của nó.

Thời chống giặc Mãn Thanh, do quân đội bát kỳ chủ lực trấn đóng Bắc Kinh, các nhóm phản kháng cô thế mới xoay qua hoạt động chống đối tại các vùng xa kinh đô mà lưỡng Quảng là nơi lý tưởng nhất do gồm nhiều nguyên nhân:

1)    Bao bọc chung quanh bởi bin lớn và trong đất liền có nhiều núi hang và sông ngòi chằng chịt dễ xoay trở và thoát thân mi khi yếu thế.

2)    Kinh tế trù phú do thương buôn phát triển, buôn bán nội địa và ngoại quốc nên dễ kiếm được người giúp đỡ ngân quvà lương thực, khí giới.

3)    Dân vùng lưỡng Quảng vốn có nguồn gốc sâu xa là 1 tộc Việt trong nòi Bách Việt nên tiếng nói,văn hóa vẫn khác với nòi Hán và lâu nay vẫn bị kỳ thị bi người Hán nên mầm mng bất mãn càng cao chống đối triều đình Mãn Hán.

4)    Vùng phát triển võ học cực thịnh nhất phương nam như các vùng Phước Kiến, Phật Sơn,Quảng Châu v.v… là nơi phát triển của dòng quyền Nam phái đặc thù.

Trở lại với núi La phù vốn nhiều cổ tự chôn dấu những học thuật bí truyền cũng như võ học riêng biệt không giống với các gia phái hoặc môn phái đương đại, do vẫn lưu giữ cái tinh túy của thực võ nên cũng là nơi đào luyện những cao thủ cần thiết cho cuộc chiến đang sôi động.
Ngày nay, nếu du khách đến viếng thăm, còn thấy dấu tích của hàng chục hang động rộng lớn đào sâu trong lòng núi hang hóc mấy chục dặm chằng chịt khắp nơi để nuôi quân, luyện quân và tẩu thoát khi cần thiết. Ta có thể ví công trình này như công trình Củ Chi của VN nhưng quy mô và to lớn hơn.


Vì Hồng quyền của La Phù Sơn phát triển theo chiều hướng đạo gia chú trọng vào nội khí khác với Hồng quyền tiêu biểu của Thiếu Lâm (tiểu hồng quyền, đại hồng quyền) vấn chú trọng ở thể lực và ngạnh công của ngoại gia và dĩ nhiên càng khác lạ với Hồng quyền của những môn phái tăm tiếng khác còn gìn giữ như Ngũ đài sơn, Hồng quyền quan ngoại, Nga my  v.v… và v.v…


Trên đây là nhiều hàng dài dòng về lịch sử Hồng quyền La Phù Sơn để cuối cùng đưa đến một kết luận rất … tai biến mạch máu não rằng:

Khi sư tổ nói Hồng Quyền LPS là nói đến cái kỹ thuật võ mà người học tại LPS hoặc nói về những kỹ thuật quyền pháp người đang dạy như ta nói: tôi học Thái cực quyền, tôi học Bát Quái quyền, tôi học Vĩnh xuân quyền, tôi học Hình Ý quyền, Bạch mi quyền chứ không nói một cách sai trật tôi học TC gia, BQ gia, VX gia, H Y gia hay BM gia được. Nói như vậy là quá sai trật về văn phạm cũng như về tông tích của môn phái.


Khi sư tổ nói La Phù Sơn Hồng Gia Quyền ( không phi HGQ LPS) là xác định vị trí thế đứng quyền thuật của núi La Phù để minh định chỗ khác biệt so với các GIA khác và cũng nói rõ địa vị LPS vẫn xem mình là một nhánh như các Gia đó có xuất xứ dơi cùng mt mái nhà(Gia) từ nguồn võ học luyện Hồng binh xa xưa.


Vậy, tùy trường hợp mà ta dùng chữ phải cho đúng, ( sư tổ ngày xưa là người rất nghiêm túc trong từng chữ từng lời nói một ) tôi xin được lạm quyền mà nói rõ lại:


Khi ta đi tập võ hay ta đang luyện võ thì ta tập Hồng quyền, chứ không tập Hồng Gia.
Chữ Gia trong Hồng Gia quyền chỉ dùng để nhận anh em và xác định kỹ thuật của mình so với các Hồng GIA quyền khác và bắt buộc phải đi sau danh xưng nhu Thiếu Lâm, hay Võ đang, Nga my, La Phù v.v…


Phụ Lục quan trọng khác mà quá nhiều người hiện nay từ nhầm lẫn đưa đến mờ mịt đưa đến sai lầm nghiêm trọng và dĩ nhiên là thông tin lệch lạc cho những thế hệ sau tiếp nối.


Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền là môn phái có nguồn gốc đặc sắc riêng và không có gốc gác hoặc liên hệ với LPS Hồng Gia Quyền hoặc LPSHQ như ngày nay nhiều người lầm tưởng hoặc thậm chí nặng nề hơn là đặt tên cho môn phái hoặc quyền pháp là TL HGQ LPS v.v…

Môn phái Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền do Hồng Hy Quan sáng lập, là một trong những môn phái rất lớn trong 200 năm gần đây có trên triệu người say mê luyện tập như Thái Cực quyền vậy.
Khi HHQ sống sót sau trận hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự Phúc Kiến ( không phải Tung Sơn ), ông ta truyền dạy võ công này lại cho các nghĩa sĩ của Hồng Môn và đặt ra tên này với cái nghĩa rõ rệt:


Thiếu Lâm ( nguồn gốc võ cuả HHQ) Hồng (họ) Gia (nhà- gia đình) Quyền (thế đánh). Nguyên văn có nghĩa là Kỹ thuật quyền pháp riêng biệt của nhà hoặc người họ Hồng học được từ kỹ thuật Thiếu Lâm.


Cũng như ta biết đến Thiếu Lâm Châu Gia Quyền từ võ sư Châu Thái hoặc hiện nay bên Hong Kong môn phái nổi tiếng cả quốc tế là Lau Family Hung Gor Kuen tức là Lưu Gia Hồng Gia Quyền hay có nghĩa là kỹ thuật Hồng (Hy Quan) Gia Quyền của nhà họ Lưu do Lưu Trạm ( học trò quyền sư Lâm Thế Vinh) sáng tạo và truyền cho con là Lưu Gia Lương, con nuôi là Lưu Gia Huy, học trò là Lưu Gia Nhân v.v…


Trở lại với TLHGQ của Hồng Hy Quan mà sau này do nhiều người lười biếng thích nói tắt dẫn đền sự ngộ nhận sâu xa là Hồng Gia Quyền. đi đến đâu khắp vùng lưỡng Quảng và các nước chung quanh do người Minh Di chạy trốn đem theo đều nói đến Hồng Gia Quyền, bao gồm các bài đặc biệt như Công Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc song hình quyền, Tiểu Phục Hổ quyền, Thiết Tuyến quyền ( luyện với các vòng sắt do quyền sư Thiết Kiều Tam sáng chế và thêm vào hệ thống TLHGQ ), Ngũ Hình Quyền v.v..


Các bài có tên trong đây có thể tìm thấy dễ dàng trên Youtube và hoàn toàn 100% không phải là Hồng Quyền La phù Sơn.


Cuối cùng, tôi xin đính kèm theo chữ Hồng Gia Quyền trên các văn bằng do sư tổ cấp phát để thấy rõ chữ Hồng(màu đỏ) của LPS không phải là chữ Hồng (to lớn) của Hồng Hy Quan mà nhiều người cứ nhận mình là xuất Thiếu Lâm. Chúng ta, nhìn sư tổ thì biết, ông mặc đạo bào bát quái cầm phất trần chứ không cạo đầu mặc áo cà sa tay cầm thiết trượng hoặc giới đao.


Hình rõ vậy, không ai chịu nhìn…



 Câu trả lời trên đây biết rằng sẽ gây động chạm đến nhiều cao thủ nhưng tiếc thay không thể làm ngơ khi lang thang trên web, thấy các bài viết hoặc article nói đến Hồng Gia (không có chữ quyền) LPS, mà cứ một hai nói về Thiếu Lâm, cho mình là một nhánh của Hồng Gia Hồng Hy Quan, lại còn dẫn chứng và đăng cũng như dẫn giải tường tận các bài quyền pháp có tên trên một cách thật rành rẻ.
Tôi không bao giờ nói những bài quyền trên là dở hoặc không hay, ngược lại tôi rất thích và thấy đó là những bài quyền quá hay và có tính cách đại diện cho môn phái, nhưng rất tiếc trong lãnh vực nghiên cứu để làm sáng tỏ một vấn đề thì đó không phải là quyền pháp của LPS Hồng Quyền.

Xin hẹn anh bạn ở câu trả lời kế tiếp

]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2013/11/Nhung Sat, 09 Nov 2013 23:24:48 GMT
Huyền Công La Phù Sơn https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2013/10/huyen Huyền công có xuất xứ từ ngọn núi La Phù Sơn bên Trung Hoa, là một trong những dảy núi danh tiếng của khu vực lưỡng Quảng. Không những chỉ nổi bật đơn thuần với vẻ danh lam, La Phù Sơn còn được biết tới nhờ có những ngôi cổ tự ẩn chứa nhiều học thuật thất truyền lâu nay từ thời chống nhà Mãn Thanh với nhiều vị chân tu đắc pháp cố gìn giữ lưu truyền đến thế hệ sau. Do một cơ duyên riêng biệt, một người Việt Nam thuở thiếu thời được dung nạp thâu nhận trong hàng xuất gia đệ tử có pháp hiệu là Nam Hải Chân Nhân để lại sau lưng một bầu trời nam với cái tên húy Nguyễn Mạnh Đức. Đó là câu chuyện của gần 100 năm trước. Sau do thế sự nhiễu nhương loạn lạc, Người khăn gói về cố hương, đem theo mình một trời tâm đắc học thuật, không màng danh lợi tìm chốn ẩn tu, lúc rnh ri thì truyền dạy quanh quẩn con cháu trong nhà. Một trong các tuyệt kỹ căn bản để làm điểm tựa của sức bật toàn thân là Hồng Quyền trước khi vươn đến bất kỳ một học thuật nào khác cao hơn. Tưởng cũng nên có đôi lời thông qua để chúng ta không khỏi có những ngộ nhận với một môn phái khác cũng có tên là Hồng Gia (HUNG-GOR…HUNG FIST  v.v..)  do danh sư Hồng Hy Quan sáng lập và rạng danh quyền pháp Thiếu Lâm.

 

 Hồng quyền La Phù Sơn là đường lối dị biệt luyện tập của trường phái đạo gia tu tiên chuyên luyện Huyền công làm căn cơ bản. Đó chính là Hồng quyền 36 nét liền lạc hay còn gọi là Huyền công chủ về sự tập luyện toàn bộ hệ cơ gân toàn thân.

 

-Khác với ngoại gia công phu thuộc các môn phái chú trọng vào luyện tập các cơ bắp nở nang, bàn tay chủ về công phá ngạnh công, quyền pháp hung hãn mảnh liệt, cước thoái nhất chiêu đoạt mạng, thân luyện Thiết Bố Sam hay Kim Chung Tráo, có một sức chịu đòn rất cao do sự gồng co các cơ bắp thật chặt.

-Khác với nội gia Khí công chuyên xử dụng âm kình hoặc dụng Lực trả Lực nhờ phối hợp xử dụng thân pháp toàn thân như Du Long của Võ Đang.

 

          Huyền công của La PSơn  từ thấp đến cao tập luyện vượt qua sự ràng buột hạn hẹp của các cơ gân nơi nhân thể bình thường, từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào nhiều đường lối  thuật, tạo riêng cho mình một tuyệt k  nghệ hoặc vng vàng thăng hoa thân tâm hướng về  đạo.

 

          Những nét đầu tiên căn bản của HCLPS thoạt nhìn rất bình thường nhưng hàm chứa những ảo diệu dụng về sau chỉ khi một môn sinh đã thành đạt và liễu ngộ.

 

Là vì sao? Là vì họ không những chỉ tôi luyện riêng một đường nét mà còn khai phá tự thân mình một lối đi, một đường đi của gân. Máu trong lộ trình chu lưu bao lâu từ gân đã tải Oxy về nuôi dưỡng xương cốt, đã tạo và tụ lượng Calcium và Phosphoric cần thiết cho xương cốt phát triển rắn chắc.

Cương Nhu của Huyền công là vậy,là sự mềm mại, uyển chuyển, nhanh lẹ, chính xác kèm theo một lực lượng hùng hậu tùy nghi xử dụng.

          36 nét-nối-liền của Huyền công là sự khai phá 12 đường kinh mạch châu thân thông qua sự tương tác với gân nơi bả vai và ngực.

Khai: là mở đường cho huyết tẩu tán

Phá: là dẹp tan đi các trì uất chướng để Khí có nơi tụ.

 

          Sau giai đoạn đầu tập Huyền Công giúp cho sự vận chuyển của gân có được sự co giãn khả quan vượt mức nhân thể bình thường, những đường kinh mạch đã dần khai chuyển. Chúng ta đã tự tạo cho mình một lực lượng đáng kể, một lực lượng “vốn liếng” hùng hậu, bước kế tiếp chúng ta sẽ làm gì với lực lượng đó? Hay là để hụt hng tiêu hao mất dần nếu không còn luyện tập…  Huyền Công LPS thoát xác vương lên với phương pháp tụ lực thành một khối Khí trong đan điền. Nghe qua hời hợt thì thấy dễ vậy, sự tập luyện mới quả thật là chông gai.

 

Biết bao võ phái và võ sinh đã bị dừng lại tại giai đoạn bình cảnh này vì có chút nhầm ln trong sự luyện khí. Đại đa số quan niệm răng: “Nín thở, dồn hơi xuống bụng, gồng cứng, vung quyền chưởng” là phương pháp tập Khí Công.

Thật ra, nếu đơn giản như vậy, ai cũng đã có thể luyện thành và Nội Công hay Khí Công từ lâu không còn là bộ môn bí truyền.

Khởi đầu từ huyệt Đan Điền là một trong những Linh huyệt tối quan trọng và tối mẫn cảm, chúng ta thử đặt 3 ngón tay ngang ngay dưới rún. Đó là phạm trù hoạt động của nguyên một khu vực gọi chung là Khí Hải (Bể khí) cứ mỗi quan tiết trên ba ngón tay đi xuống là một tiểu linh huyệt khác nhau, mà ngón giữa mới đúng là vị trí của đan điền huyệt hay vì vậy còn gọi là Trung Đan Điền.

 

 Khí công nếu tập không đúng phép, nhất là với các phương pháp điều dẫn bức bách thường hay đưa khí nghịch xung vào Thượng đan điền hay đẩy khí hãm vào Hạ đan điền.

Thượng đan điền là nơi nhạy cảm với thần kinh trung ương chi phối thất tình chí trong ta. Khi có điều gì phiền muộn, buồn bực, uất ức; hơi thở chúng ta thường rất ngắn, vội vã, gấp gáp do nộ khí trong ta xung lên. Những lúc đó, người Việt mình hay nói: “tôi tức quá, tức quá”. 

 

Tức tiếng Hán có nghĩa là hơi thở. Phép điều tức là phép điều hòa hơi thở theo một đường lối nào đó. Thiền sổ tức là một pháp Thiền đếm hơi thở mà chính bản thân Đức Phật dùng tham thiền dưới cội bồ đề khi xưa.

Khi nói tôi tức quá có nghĩa là giai đoạn gây rối loạn và xung lên vì một lý do ngoại cảnh nào tác động lên làn hơi thở trong ta và biến tánh nó thành Hỏa.  Người Trung Hoa có cùng một quan niệm trên tuy lúc đó họ không nói là: “tôi tức quá” mà lại nói: “ngộ phát Phổ” nghĩa là “tôi phát Hỏa”. Những lúc như vậy, người ngoài thường khuyên ta hít hơi chậm lại và lắng động thật sâu để dẩn các luồng nghịch tức xuống các huyệt bên dưới để di dưỡng lại luồng thanh khí.

Người miền nam VN thật thà thường nói: “ tôi vui cái bụng…bụng dạ người đó hẹp hòi…cái bụng tôi yên…”, Người bắc chữ nghĩa cũng nói: “Dạ vâng (bụng tôi xin nghe)…xin anh vui lòng…con nợn nòng…

Chúng tôi dẫn chứng dài dòng là để các bạn nhận thấy được mật thiết liên quan của sự hoạt động vô hình giữa thượng đan điền và ảnh hưởng của nó trực tiếp đến những cảm xúc trong ta, nhất là tác hại hiện thực khi ta dn một lực lượng khí vào quấy nhiễu và khích động nếu luyện tập không đúng phép. Sao gọi là luyện không đúng phép? HCLPS thuộc về Đạo gia nên nghiên cứu thâm nhập phép Dưỡng sinh hợp với tác động thiên nhiên và nhận thức ra tầm quan trọng của Dương Khí Quang Khí vào buổi ban ngày. Nếu min cưỡng tập mãi vào ban đêm, khí bị khuy động thành hoả và quay ngược thiêu đốt phần âm trong ta. Âm chủ về Tinh, Huyết, và các chất Dịch trong người. Âm nếu cạn kiệt không thể hổ trợ cho luồng thanh khí nên dần biến thành trọc hỏa kích động không ngừng Can Mộc. Hiện tượng các võ sinh sau một thời gian tập luyện thấy khí huyết phương cương, nóng nảy, thích đấu đá tranh chấp, thích thử vài miếng thường thấy khắp ngoài đời. Khi về đến nhà lại hay bực tức nóng giận la hét vô cớ vô lý không tự kềm chế xảy ra cũng do sự luyện khí không đúng phép loạn động đến thượng đan điền.

 Các điều kiện sau đây được khuyên là nên tránh:

-Nín thở dồn hơi thật sâu và lâu.

-Lao sức quá đáng

-Ngoại cảnh thất tình chi phối nhưng mình vẫn buộc mình luyện tập

-Nhọc mệt kiệt sức vẫn ráng luyện tập

-Mang nội ngoại thương tích còn ráng luyện tập v.v…

-Tập luyện vào buổi chiều tối

 

          Tai hại khi tập luyện không đúng ảnh hưởng đến thượng đan điền là như thế, nhưng vẩn không đáng ngại bằng sự dn khí xuống hạ đan điền. Huyệt hạ đan điền chủ về sinh khí hạ thân, chi phối khu vực Nê Hoàn Cung trung ương trên đầu. Tinh (hoạt động khí hóa của hạ đan điền) hóa Khí (nơi trung đan điền), Khí hóa Thần (ảnh hưng hạ đan điền trên cung Nê Hoàn).

Cho nên ngoài công năng tác động sinh hóa trong người, hạ đan điền còn giữ những chức năng tác động cao về tâm thần và tâm linh.

Cụm từ Tẩu Hỏa Nhập Ma ta thường nghe do Tinh sau khi đã hóa Khí, nhưng Khí lạc đường biến thành Hỏa không thể hóa thành Thần là nói đến chướng ngại này thường chỉ xảy ra ở các võ sư trình độ cao cấp vướng phải trong khi các võ sinh nhập môn lại kẹt ở thượng đan điền.

 

 Chúng ta có thể nhìn thấy một số nguyên nhân:

-Do sự cấp bách luyện tập quá độ ngày và đêm

-Do thiếu sót không luyện tập Thiền Định

-Do khí lực xung mãn hít vào giam hãm hơi quá sâu

-Do thất tình lục dục chi phối khi Danh đã cao

-Do khi lên trình độ cao, không tìm được chân pháp và Minh Sư

         

          Luồng khí lực lúc đó bị đẩy sâu xuống hạ đan điền khiến sau một thời gian Tinh Khí Hạ Thân bị bức bách mà tự xuất hoặc bị thiêu cạn. Khí biến thành Tướng Hỏa bốc lớn đốt mờ cung Nê Hoàn…có người biến thành rồ dại phóng cuồng. có người tự xưng tự phong các chức vụ Thượng Đế Thần Tiên, có người mất cả lương tri tán tận lương tâm. Tuy vậy, trong giai đoạn đó, không ai có thể chối cãi được sức lực kinh hồn với những khả năng vô biên vô song của họ. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sinh lực chóng cạn kiệt, trí óc thêm mơ hồ, các nhân vật đó trở nên gần như tàn phế cả về thể lực lẩn tâm linh. Đời khinh ta, ta giở giọng khinh đời.

 

          Huyền công LPS một khi đã luyện vượt qua được giới hạn đầu tiên là gân cốt, bước kế tiếp như đã dẩn ở trên với vốn liếng nguyên khối kình lực (Đạo), chúng ta tôi luyện, làm quen, nhập tâm kình độ đó (Đức) bng các lối: Tụ kình, Vận kình, Phát kình, Phẩy kình, Phất kình, Thính kình, Triệt kình. Tán kình v.v… qua phương pháp di dưỡng Khí ở Trung Đan Điền. Chính tự đó, Khí mới chu lưu một vòng hiệp với Nhâm và Đốc mạch thành một lực lượng tuần hoàn như một nguồn cung cấp nhiên liệu vô hạn không ngừng để xử kình theo ý muốn (Dụng).

 

          Tập luyện Khí không phải là sự ém hơi để tức khắc (trong một làn hơi) biến thành khí lực, mà là sự di dưỡng nuôi dưng khí bằng phương pháp Huyền Công tại Trung Đan Điền như là một cái vốn (Đạo) để sau đó dần sinh lợi tức cao (Đức) và làm gì với lợi tức đó là sự biến chiêu của các môn phái võ thuật (Dụng).

 

          Tóm lại, Huyền công LPS chú trọng ở cung cách tập luyện hơn là ở chiêu số hoặc phân thế song đấu luyện…Luyện tập vào buổi sáng, khai mở các cơ gân, an ổn tình chí, kiên trì từng bước vững chắc cùng với khoảng thời gian lâu dài.

 

Công: là sức lực bỏ ra để làm một việc gì.

Phu: là thời gian trải dài theo Công.

Vậy Công phu – Kung Fu không nên hiểu theo một chiều hướng hạn hẹp như là một đường lối hay một võ phái đấm đá mà nên được hiểu là sự thành đạt ấn chứng bởi thời gian và công sức.

 

 

          Huyền Công LPS mang ẩn nghĩa chữ Huyền là vì vậy. Huyền chi hựu Huyền. Vì sao đã Huyền rồi lại trở về Huyền? 36 đơn thức ở giai đoạn đầu là sự khai mở các cân kinh, ở giai đoạn giữa có khác đi một ít tiểu tiết trong chiêu thức để dn khí nuôi dưỡng nơi Trung Đan Điền và ở giai đoạn sau cuối là phát kình xử dụng. Tuy cùng là một chiêu thức nhưng mi giai đoạn có khác nhau đôi chút về nội dung ln hình thức. Do vậy, ít nhiều môn sinh khắp nơi tỏ ra hoang mang vì một vài dị biệt, chẳng qua là do căn cơ và sự luyện tập ở mi giai đoạn có khác. Đúng Sai Phải Trái chỉ là móc thời gian.

 

          Huyền Công tập mãi còn tập mãi, được ứng dụng luyện tập suốt đời từ là bước đầu căn bản của võ thuật đến giai đoạn cao của tâm pháp dưỡng sinh

Lúc trước, khi còn là cậu bé con tầm thường, tôi nhìn thấy núi là núi,  thấy sông là sông là sông…Lớn lên một đổi, bắt đầu tập tểnh với những Thiền Pháp cao sâu, những Tiên Đạo vời vợi, đôi khi tưởng thấy mình như phi thường, cũng lắm lúc hơi bất thường tưởng chừng có thể lấp núi dời sông, tôi nhìn thấy núi không còn là núi, thấy sông không còn là sông…đến lúc tuổi già (cụ ngoại tôi thường nói: Tuổi không phải là khoảng thời gian con sống, mà là khoảng không gian con trầm mình), tâm hồn tàn thu đã nhiều bận nhuộm màu quan san, ơ hay, nhìn lại mới thấy sông vẫn chỉ là sông, thấy núi vn chỉ là núi…Mừng quá rủ sạch bụi sông hồ đứng hét to: ta bình thường rồi, bình thường rồi. (có lẽ cũng chưa lắm)

 

 

          Huyền công LPS nếu nghiêm chỉnh luyện tập để đạt đến thành quả rỏ rệt của từng giai đoạn một, củng phải trải qua từ sáu đến chín năm theo ước tính mỗi “tầng” mất khoảng hai hoặc ba năm khổ luyện. Một chữ khổ đặt xuống đây đã lược bớt giùm ngòi viết một trang dài chi tiết. Các nhập môn sinh không khỏi thắc mắc về thời gian luyện Huyền công và dể ngã lòng nếu so với các võ phái danh tiếng khác chỉ trong vòng ba năm đã đạt được đẳng cấp Huyền đai cùng với thân thủ quyền cước tung hoành tứ phương vô ngại.  Một đàng là tập mãi vẩn còn tập mãi, một đàng là cấp công cận lợi mau thành tài. Không khó khăn lắm để chọn lựa. 

 

          Thật ra, chúng ta nên tìm hiểu thêm về chi tiết này trước khi chọn cho mình một hướng đi, một môn phái và một pháp thích hợp luyện tập.

 

 Do Duyên phận khác nhau nên đưa đến kết Quả khác nhau tuy có cùng một nguyên Nhân khởi đầu. Thoạt tiên, tuy các phái đều lấy võ là chính để luyện công, nhưng một số chủ trương luyện rốt ráo các kỷ thuật để biến võ thuật bản phái trở thành một tuyệt kỷ riêng của mình được ấn chứng qua các kỳ thi lên đai hoặc thượng đài tỷ đấu rạng danh sư môn, rạng rở danh mình. (phải chăng vì khí huyết bôn đồn ở thượng đan điền?)

 Võ công luyện  + võ thuật truyền:   trở thành   võ nghệ riêng  trong một thời gian ngắn có thể thắng người.

 

Còn lại một số cũng bước đầu lấy võ luyện công, nhưng dần khai và thông các luồng khí châu thân, di dưỡng Thần khí thần thức, một sát na hoát nhiên thấu ngộ lẻ huyền vi cuộc đời, bước nhẹ thênh thang trên võ đạo sau khi đã thắng xong kẻ thù lớn nhất: tự chính bản ngã.

 

Võ công luyện + Tâm pháp Khí công:   thăng hoa trên võ đạo sau một thời gian dài tự thắng mình.

 

Sau nhiều năm còn sống sót ngoài đời, tôi chiêm nghiệm về cái lý lẻ biển lớn vi tang điền biến thành ruộng dâu của cuộc đời này và nhận ra rằng có quá nhiều cao thủ một thời đến một ngày nào đó bổng khai tử tên tuổi lẩy lừng bao năm qua và âm thầm khai sinh một pháp danh mới lần tìm đến võ đạo. Chừng như tôi chưa nghe và biết qua một bậc môn sinh chân chính võ đạo lại ồn ào quảng bá và quảng cáo nền võ nghệ riêng mình. Võ đạo ở đây được hiểu là dụng võ để mở cánh cửa huyền vi của tạo hóa chứ không mang nghĩa hạn hẹp như là một đường lối dâng hết đời mình say mê và chỉ nghiên cứu mỗi mỗi về võ công thượng thặng như ta thường nghe các từ Hoa đạo, Trà đạo, Kiếm đạo v.v…

 

Mặt trời ló dạng ở hướng đông và ngã lặng về tây quyện khơi bao kỳ diệu của chư Pháp. Chừng như dưới ánh quang minh rực rở của vùng viển đông, nhìn đâu cũng là Pháp để luyện, luyện hiển, luyện mật…bất cứ một dị nhân nào đều có thể là một kỳ nhân, một chân nhân. Luyện võ cũng vậy, đều là một trong chư pháp hành trạng của nhân giả, có những bước rỏ rệt của một lộ trình dài không bóng thời gian.

 

 

 

                                                                            Tĩnh Ngạn Huỳnh Bá Hinh

]]>
[email protected] (Nam Hải Huyền Môn) https://namhaihuyenmon.zenfolio.com/blog/2013/10/huyen Tue, 22 Oct 2013 19:00:10 GMT