Hỏa Hậu 火 候 & Tam muội chân hỏa 三 昧 眞 火‏

Hỏa Hậu 火 候

Người tu luyện theo Đạo gia thường nghe nói đến hỏa hầu và khi cần giải thích thường luận bàn cũng như chế tác theo những vọng ý mông lung. Vì thế, thật khổ cho người học sau càng rơi vào những phóng tâm xa rời chân thể thực trạng mà tâm ý người xưa gợi lên.

Hỏa là lửa, điều đó ai cũng biết.
Hậu không phải là Hầu như thường nghe, nguyên nhân do quá nhiều tôn sư hoặc không truy tầm cổ thư Hán Văn hoặc chỉ quanh quẩn tự xét tâm đắc nơi bản thân mình hoặc tệ hơn do mê lầm chốn truyện phim kiếm hiệp mà tạo ra những thuyết pháp siêu nhiên mơ hồ như là chân dương khí, nội công thượng thừa, lữa công tâm, tâm phục hỏa chân khí  v.v...
Thật ra, Hậu ở đây có nghĩa là tình thế hoặc tình trạng, Hỏa Hậu là từ chuyên môn của Huyền Gia Đạo Sỹ gợi ý từ tượng hình của thế lửa trong lò. Không phải toàn vẹn học thuật Đạo Gia vốn chỉ là tượng hình gợi ý sao?  Dịch?  Hà Đồ Lạc Thư ? v.v...

Bước đầu của người hành Đạo bao gồm tu và tập:
Tu là sửa những sai sót nơi mình. Luôn mang tâm trạng tịch dịch nhược từ sáng đến tối vẫn xem chừng thận trọng hành vi bản thân.
Tập cần một quá trình thời gian rất dài từ người mới tập tành chưa thuần thuộc cần phải ...
Tập bổ xung nhửng khiếm khuyết,
Tập chắp nối liên hệ các điều cần học,
Tập ghép lại các điều đó thành hệ thống dung hòa lẫn nhau, sau đó mới
Tập học đi học lại chồng lên nhiều lần lớp cho thành
Tập kiến 習見 quen thuộc thành thạo đến khi có thể tuyên cáo
Tập mọi sự cố gắng đã viên mãn hoàn thành.

Chúng ta thấy một chữ Tập rất đơn giản khi được viết ra với ít nhất 6 ý nghĩa thời gian khác nhau như lập trình một quẻ Dịch trong 6 giai đoạn đó lại không đơn giản chút nào trên con đường kham khổ của hành giã tu đạo. Quá trình tu trì tuần tự đó, Đạo Tổ tượng theo hình mà ví như tình thế lửa trong lò khi suy xét có trước sau, nhanh chậm, tiến thoái, được mất. Người đang Tập thường phạm vào sai lầm của giai đoạn Tập đáng lẻ đi trước lại đến sau, đúng ra đi sau lại tới trước, cần nhanh lại chậm, phải chậm lại nhanh, tiến thoái lầm lẫn nhau, mạnh yếu bất phân.

Cho nên nói dụng công hỏa hậu là dụng công của thời gian trong quá trình học tập không ngưng nghỉ, đặt nó trở về đúng vị trí của Trung và Chính.
Cái đáng trước (nghiêm bên trong) trở về với trước, đáng sau (phòng bên ngoài) về với sau là Đạo; lấy đáng nhanh (khi dụng công) phải nhanh, đáng chậm (khi ôn dưỡng) thêm chậm làm mực độ là Đức; lấy đáng tiến (khi Dương chưa đủ) cần tiến thêm, đáng thoái (khi Âm sản sinh) nên chế thoái làm hành vận tùy thời là Dụng.

Đó mới là thực nghĩa của Hỏa hậu.
 
 
SMXLL
 
Tam muội chân hỏa 三 昧 眞 火‏
 
Trước khi tìm về nghĩa chân thực của loại lửa tam muội chân hỏa này, chúng ta nên xem xét đến vài phiên bản được rao giảng từ các tông sư, chúng tôi chỉ xin trích ra một ít:

-  Tôi thiền Lửa Tam Muội
   Theo vòng quay Luân Xa,
   Thu năng lượng Trời - Đất,
   Mãi tận dải Thiên Hà.


- Một trong những loại Tam Muội đó có tên là Hỏa Diệm Tam Muội, hay còn gọi là Hỏa Sanh Tam Muội, cũng gọi là Hỏa Quang Tam Muội, tức là loại đại định tung ra lửa. Ðức Phật cũng đã từng nhập pháp Tam Muội nầy, từ trong thân ngài xuất ra thứ lửa mạnh để hàng phục giống rồng độc.

- Lửa Tam Muội là nhiệt, song đây không phải là thứ nhiệt thông thường, mà là Tâm Nhiệt (psychicheat).
 
 
- Tâm là quân hỏa, nên gọi là thượng muội
   Thân là thần hỏa nên gọi là trung muội
   Bàng quang là dân hỏa nên gọi là hạ muội
Tam khí tụ nên sinh ra lửa gọi là lửa Tam Muội.
 
 - Hãy thử tưởng tượng giữa mùa đông giá rét, khoảng âm mười độ, ngồi trong một động đá cao vào ngàn thước so với mặt biển, chỉ mặc đơn sơ một cái áo mỏng, vì họ biết phương pháp luyện lửa tam muội.
Lửa Tam muội nghĩa là một ngọn lửa huyền bí, hay một năng lực bên trong, có nhiều trình độ khác nhau. Người Tây Tạng nghiên cứu phương pháp này rất thấu đáo, biết rõ tính chất, công dụng và hiệu quả của nó.
Đại khái, người ta dùng hô hấp kích động các bí huyệt trong cơ thể, để lúc nào cũng cảm thấy ấm áp như được khoác một bộ áo dày, mà người Tây Tạng gọi là “mặc áo tiên”. Ngoài ra, còn phải biết cách nhập định, để cảm thấy thân tâm thoải mái, an lạc, dễ chịu mà họ gọi là “sống trong tiên cảnh”. Cao hơn nữa, hành giả hướng dẫn lửa đó theo thần mạch lên đỉnh đầu, để phát huy các quyền năng đặc biệt, mà họ gọi là “Nhập Tam muội”.
Cũng như khinh công, luyện lửa tam muội là một phương pháp bí truyền, phải có thầy chỉ dẫn, chứ không thể học theo sách được. Vị thầy phải đã luyện thành công lửa Tam muội, để biết rõ các nguy hiểm trên đường tập luyện, vì một sai lầm có thể đưa đến điên loạn hay tử vong. Hành giả phải có một thân thể cường tráng, mới có thể khắc phục được những khó khăn vật chất trong bước đầu.


Tuy hiểu biết của người viết có hạn, cũng xin thêm phần đóng góp riêng về lửa tam muội tạo thêm chút ấm áp sưởi ấm mùa đông năm nay.

Tam muội chân hỏa vốn không xuất phát từ tiếng Trung nên không mang hàm nghĩa của tiếng Hán. Nguyên nghĩa của nó Samadhi Dhyāna (phát âm theo bắc Phạn Sanskhrit) hoặc Samatha Jhāna  ( phát âm theo nam Phạn Pali ) xuất phát từ Thiên Trúc Ấn Độ mà ngay cả Bà La Môn Giáo và Phật Giáo xưa nay đều chịu ảnh hưởng.
Để đọc được chử này người Trung Hoa phải dùng đến lối phiên âm từ chử Trung viết như thế này 三 昧 để đọc Samadhi, người Việt dĩ nhiên không đọc theo âm Trung như người Tàu mà theo phát âm Hán Việt để đọc, kết quả là sinh ra chữ có cái xác thật tối nghĩa là Tam Muội để sau này các đạo sư thêm phần hồn cho Tam là 3 và Muội là loại siêu nhiệt lượng Chân Hỏa.

Samadhi theo Phạn văn nghĩa là trạng thái của Định, một trạng thái của ý thức trong đó hành giã không bị ảnh hưởng bởi những nghi loạn và cám dỗ của tâm tà kiến bất thiện. Trong trạng thái này, tâm trí đã trở thành như nhất, ổn định và khả năng tập trung được tăng cường rất cao tùy theo sự tập trung tâm trí khiến độ thâm sâu ngày càng tăng. (nội)
Dhyāna theo Phạn văn hàm nghĩa là thiêu đốt, mang hình tượng ngọn lửa nhưng lửa ở đây không thuộc về tứ đại vật chất đất-nước-gió-lửa mà là lửa tinh thần của minh trí sáng suốt để thiêu đốt các chướng ngoại từ ngoài xâm nhập vào tâm như tham ái ngũ dục, sân hận, hôn trầm, hoài nghi, phóng đảng qua sự điều phục ở ngũ căn con người (ngoại). Như trên, người Trung Hoa viết 禪那  để đọc Dhyana mà kết quả chúng ta theo Hán Việt đọc là Thiền Na, người Nhật phiên âm theo 禅定 đọc là Jhaana và Âu Mỹ âm theo Nhật đọc và viết là Zen. Lâu dần, người ta đơn giản loại bớt chữ Na vắn tắt gọi là Thiền cho ra vẻ...thiền. (ngoại)

Những bài kệ xưa cho thấy vẫn dùng Thiền Na làm thuật ngữ, như bài kệ cảnh tỉnh những thiền si chỉ biết suốt ngày ngồi nhập định:
Khi sống không nằm
Khi chết không ngồi
Một tấm xương khô
Có gì là gọi Thiền Na.

Vậy Samadhi Dhyana như loại thuốc Đông Y trong uống ngoài thoa, có hiệu quả tạo ra sự kiên cố kết hợp từ một nội tâm an định và ngoại trí thiêu sáng vững vàng chống lại những cạm bẩy tham sân si của dục giới thế gian. Samadhi Dhyana vì thế nhà Phật gọi là Thiền Chánh Định.

Từ Thiên Trúc đi nữa vòng đến Hoa Hạ, rồi từ Trung Thổ qua đến Việt Nam, ý nghĩa giải thoát của trí tuệ đại định trở thành một ngọn lửa nội công tâm pháp của giới võ học, chen vào lẩn lộn tạng phủ của đông y học, lên cao nữa đến Khí năng lượng của giới huyền học và tận cùng là không biết gọi là gì của giới huyễn sư.

Tĩnh Ngạn Huỳnh Bá Hinh

Keywords
Archive
January February March April May June July August September October (1) November (1) December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April (3) May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November (1) December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December
January February March April May June July August September October November December